Học cách bắt bệnh cho trẻ từ các triệu chứng

Học cách bắt bệnh cho trẻ từ các triệu chứng

29/01/2014 | 6:46 Chiều   Lượt xem: 1420

Khi lên chức cha mẹ, đồng nghĩa với việc bạn phải kiêm luôn vai trò bác sĩ, phải học cách bắt bệnh cho con mỗi khi chúng sổ mũi, hắt hơi, khó chịu… Bạn cũng cần biết xử lý những tình huống thông thường và đặc biệt phải biết nhận ra những dấu hiệu nguy hiểm của trẻ để đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời. Bài viết này giới thiệu tới 5 bạn triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ đáng lưu ý.

Triệu chứng 1: Những cơn đau bụng bất ngờ

Những cơn đau bụng ở trẻ cũng cần được chú ý bởi đôi khi chỉ đơn giản là trẻ đau bụng do chạy nhảy nhiều hoặc đau tiêu hóa nhưng cũng có những trường hợp rất nguy hiểm. Với trẻ lớn xuất hiện đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng… thì bố mẹ bảo trẻ thử nhảy lên xuống, nếu thấy đau hơn khi làm vậy thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa. Ở trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại không sao, đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột-một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau. Nếu tình trạng này kéo dài có thể đe dọa mạng sống nên cần được đưa đến bác sĩ ngay

Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm cần theo dõi tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy ở trẻ. Ói mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Theo các bác sỹ nhi khoa, trẻ càng bé, nguy cơ mất nước càng cao, vì thế mà chúng cần được khám để bổ sung chất lỏng hoặc dùng thuốc để ngăn chặn tình trạng nôn ói.

Học cách bắt bệnh cho trẻ từ các triệu chứng

Ảnh: Sưu tầm Internet

Triệu chứng 2: Sốt cao bất thường

Sốt là biểu hiện cơ thể tự bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Nếu một đứa trẻ bị sốt, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bé đang hoạt động tích cực và việc hạ sốt cũng không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng gây ra cơn sốt.

Tuy nhiên, khi cơn sốt trên 39 độ C tấn công trẻ thì cần lưu ý- đặc biệt với trẻ dưới 3 tháng vì ở tuổi này trẻ dễ bị sốt cao co giật gây ảnh hưởng đến tính mạng. Lúc này, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt và đưa đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây sốt. Còn khi trẻ đã trên 2 tuổi, sốt là bệnh lý phổ biến nên bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé không mất nước và không có biểu hiện bất thường. Trường hợp trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu sốt tới 40 độ C cần phải thăm khám, đặc biệt, trẻ dưới 2 tuổi bị sốt cao trong vòng 48 tiếng cần kiểm tra y tế.

Triệu chứng 3: Da trẻ xuất hiện các nốt phát ban bất thường

Xuất hiện phát ban trên da trẻ

Đó là những nốt mẩn theo các xoáy tròn, có những đốm nhỏ li ti không biến mất khi ấn lên da, hoặc xuất hiện các vết bầm lớn. Những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như rối loạn đông máu. Có một kinh nghiệm về phát ban trên da ở trẻ là: Nếu bạn chạm vào phát ban đỏ, nó nhợt đi hoặc chuyển sang màu trắng, sau đó bỏ tay ra, nó lại chuyển về màu đỏ thì không cần phải lo lắng. Hầu hết các phát ban do virus hay dị ứng sẽ giống như vậy.

Ngược lại, nếu các đốm phát ban nhỏ màu đỏ hoặc màu tím trên da không thay đổi màu sắc khi bạn ấn vào chúng, hãy nghĩ đến trường hợp y tế khẩn cấp như bệnh viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, đặc biệt khi kèm theo sốt. Ngoài ra, nếu trẻ bị phát ban vùng rộng cộng với sưng mặt hoặc sưng môi, cũng phải đi khám bệnh, nhất là khi trẻ cảm thấy khó thở bởi đó có thể là cơn dị ứng đe dọa tính mạng nghiêm trọng.

Triệu chứng 4: Trẻ kêu đau đầu dữ dội

Những cơn đau đầu như búa bổ có thể là gợi ý tình trạng não bị chấn động hoặc tổn thương não bộ, đặc biệt nếu kèm theo nôn mửa, thị lực thay đổi, chóng mặt, rối loạn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Bệnh trở nặng là khi những triệu chứng trên có biểu hiện ngày càng xấu đi, cơn đau đầu xuất hiện vào buổi sáng, kèm theo nôn mửa, và nôn mửa có thể làm dịu cơn đau.

Triệu chứng thứ 5: Bé khó thở, khò khè, có dấu hiệu bỏ ăn

Nếu con bạn khó thở, khò khè, bỏ ăn, nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay bởi đây có thể là dấu hiệu chỉ điểm bệnh về hô hấp. Khó thở, khò khè có thể do bệnh hen suyễn hoặc nhiễm virus viêm phổi khiến trẻ không có đủ ôxy để thở.

Thanh Nhàn

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhTriệu chứng 1: Những cơn đau bụng bất ngờTriệu chứng 2: Sốt cao bất thườngTriệu chứng 3: Da trẻ xuất hiện các nốt phát ban bất thườngTriệu chứng 4: Trẻ kêu đau đầu dữ dộiTriệu chứng thứ 5: Bé khó thở, khò khè, có dấu hiệu bỏ ăn Trước khi ra ...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhTriệu chứng 1: Những cơn đau bụng bất ngờTriệu chứng 2: Sốt cao bất thườngTriệu chứng 3: Da trẻ xuất hiện các nốt phát ban bất thườngTriệu chứng 4: Trẻ kêu đau đầu dữ dộiTriệu chứng thứ 5: Bé khó thở, khò khè, có dấu hiệu bỏ ăn Không giống ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhTriệu chứng 1: Những cơn đau bụng bất ngờTriệu chứng 2: Sốt cao bất thườngTriệu chứng 3: Da trẻ xuất hiện các nốt phát ban bất thườngTriệu chứng 4: Trẻ kêu đau đầu dữ dộiTriệu chứng thứ 5: Bé khó thở, khò khè, có dấu hiệu bỏ ăn Theo những ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhTriệu chứng 1: Những cơn đau bụng bất ngờTriệu chứng 2: Sốt cao bất thườngTriệu chứng 3: Da trẻ xuất hiện các nốt phát ban bất thườngTriệu chứng 4: Trẻ kêu đau đầu dữ dộiTriệu chứng thứ 5: Bé khó thở, khò khè, có dấu hiệu bỏ ăn Ngày hè là ...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top