Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh: Ba mẹ cần lưu ý | Bekhoemevui.vn

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh: Ba mẹ cần lưu ý

21/01/2014 | 10:29 Sáng   Lượt xem: 2148

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng trẻ sơ sinh đột tử (SIDS – Sudden Infant Death Sydrome) là hội chứng em bé chết đột ngột trong lúc ngủ, hay còn gọi là chết trong nôi. Hội chứng này thường xảy ra nhất ở em bé từ 2 đến 4 tháng tuổi. Vậy những biện pháp nào cần tiến hành để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ thiệt mạng cho trẻ sơ sinh?

Nguyên nhân bé bị đột tử khi ngủ

SIDS chiếm từ 15-25% các trường hợp đột tử ở trẻ em, 2/3 là trẻ em nam và 65% các trường hợp SIDS xảy ra ở giai đoạn tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 sau khi sinh. Theo thống kê, SIDS là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 gây tử vong ở trẻ 1 tuổi.

Mặc dù đã tiến hành giảo nghiệm tử thi toàn bộ song các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ra thiệt mạng do SIDS. Tất cả những gì các ba mẹ có thể làm vẫn chỉ là đề phòng và giảm bớt nguy cơ đột tử xảy ra đối với em bé của mình.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Ảnh: Sưu tầm Internet

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đột tử vẫn là một dấu hỏi lớn cho các nhà khoa học

Phòng tránh chứng đột tử cho trẻ sơ sinh

Đừng ngủ chung giường với em bé

Theo văn hóa phương Đông, em bé thường ngủ chung với bố mẹ. Tuy nhiên, em bé nằm ngủ chung với người lớn và trẻ lớn hoặc thú nuôi trong nhà có rủi ro bị ngộp thở do bị đè hoặc kẹt giữa. Trẻ sơ sinh cũng có nhiều rủi ro bị SIDS hơn khi ngủ chung giường với người quá nặng cân do khả năng phản ứng không cao.

Các cuộc điều tra cũng cho thấy rằng ngủ chung phòng giúp bảo vệ bé khỏi SIDS và cũng là cách ngủ an toàn hơn cho trẻ. Các chuyên gia tư vấn rằng trong 6 tháng đầu tiên, ba mẹ  nên cho bé ngủ trong giường cũi cùng phòng với bố mẹ.

Tư thế ngủ an toàn cho bé

Đặt em bé nằm ngửa để đủ trên một bề mặt cứng và phẳng của giường cũi được phê chuẩn là an toàn hơn cho bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các em bé nằm ngửa để ngủ có ít rủi ro bị SIDS hơn các em bé nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Tư thế nằm ngửa cũng giúp cho em bé khỏe mạnh, không bị nghẹt thở hoặc có các vấn đề khác khi ngủ.

Khi em bé biết lẫy, có thể tự lật người từ ngửa sang sấp thì ba mẹ có thể để em nằm sấp khi có mặt người chăm sóc và trông chừng em. Thời gian nằm sấp này giúp cơ thể bé phát triển và cứng cáp hơn. Các cơ bắp thịt ở cổ và vai được tập luyện và phát triển. Đồng thời việc cho bé thay đổi tư thế từ ngửa sang sấp còn hạn chế nguy cơ em bé bị bẹp đầu khi nằm ngửa quá lâu.

Hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

Ảnh: Sưu tầm Internet

Tư thế ngủ an toàn có thể hạn chế đáng kể nguy cơ trẻ sơ sinh bị đột tử khi ngủ

Cho em bé bú sữa mẹ

Sữa mẹ mang lại cho bé sơ sinh nhiều lợi ích về dinh dưỡng, tâm lý và sức khỏe, kể cả một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Em bé được nuôi bằng sữa mẹ có ít rủi ro bị thiệt mạng vì SIDS hơn. Việc cho em bé bú sữa mẹ cũng thuận tiện hơn khi mẹ và bé ở gần nhau trong cùng một phòng.

Không nên hút thuốc khi thai kỳ và tạo cho bé một môi trường không thuốc lá

Khói thuốc lá làm em bé sơ sinh có nhiều rủi ro bị thiệt mạng vì SIDS hơn. Em bé tiếp xúc với khói thuốc thụ động hoặc có mẹ hút thuốc trước hoặc sau khi sinh có nguy cơ bị SIDS cao hơn hẳn trẻ bình thường.

Không uống rượu và dùng ma túy

Mẹ của bé hoàn toàn không nên dùng các loại rượu, ma túy hay bất kỳ chất kích thích nào trong và sau khi mang thai. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu dùng chất kích thích làm tăng rủi do bị SIDS cho bé sơ sinh.

Giữ nhiệt độ thoải mái cho bé: không quá lạnh và không quá nóng

Khi em bé bị sốt hoặc quá nóng, em bé có nhiều nguy cơ thiệt mạng do SIDS hơn. Người lớn mặc bao nhiêu lớp quần áo thì cũng cho em bé mặc như vậy cộng thêm một lớp nữa. Và ba mẹ nhớ là chỉ dùng chăn mỏng đắp cho em bé. Thông thường nhiệt độ cơ thể của mỗi em bé là khác nhau. Ba mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ phía sau gáy của em bé và cởi bớt một lớp nếu thấy em bé ra mồ hôi ở đó.

Ngoài ra, theo thống kê, trẻ sinh non hay thiếu cân hoặc có mẹ ít hơn 20 tuổi có nhiều nguy cơ đột tử hơn so với các trẻ khác.

Nếu không may, em bé của bạn qua đời vì SIDS thì hãy hiểu rằng chúng ta không thể phòng ngừa tất cả các trường hợp SIDS. Mọi hướng dẫn của các chuyên gia chỉ có thể làm giảm bớt nguyên nhân gây ra SIDS.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

TRẺ BỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG, CHA MẸ CẦN CẨN TRỌNG

Nội dung chínhHội chứng đột tử ở trẻ sơ sinhNguyên nhân bé bị đột tử khi ngủPhòng tránh chứng đột tử cho trẻ sơ sinhĐừng ngủ chung giường với em béTư thế ngủ an toàn cho béCho em bé bú sữa mẹKhông nên hút thuốc khi thai kỳ và tạo cho bé một môi trường...

TRẺ BỊ VIÊM MŨI HỌNG LÀ DO ĐÂU?

Nội dung chínhHội chứng đột tử ở trẻ sơ sinhNguyên nhân bé bị đột tử khi ngủPhòng tránh chứng đột tử cho trẻ sơ sinhĐừng ngủ chung giường với em béTư thế ngủ an toàn cho béCho em bé bú sữa mẹKhông nên hút thuốc khi thai kỳ và tạo cho bé một môi trường...

TRẺ KÉM HẤP THU – MẸ ĐỪNG QUÁ LO LẮNG !

Nội dung chínhHội chứng đột tử ở trẻ sơ sinhNguyên nhân bé bị đột tử khi ngủPhòng tránh chứng đột tử cho trẻ sơ sinhĐừng ngủ chung giường với em béTư thế ngủ an toàn cho béCho em bé bú sữa mẹKhông nên hút thuốc khi thai kỳ và tạo cho bé một môi trường...

TRẺ BỊ BIẾNG ĂN KÉO DÀI – NỖI LO CỦA CHA MẸ !

Nội dung chínhHội chứng đột tử ở trẻ sơ sinhNguyên nhân bé bị đột tử khi ngủPhòng tránh chứng đột tử cho trẻ sơ sinhĐừng ngủ chung giường với em béTư thế ngủ an toàn cho béCho em bé bú sữa mẹKhông nên hút thuốc khi thai kỳ và tạo cho bé một môi trường...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top