HORMONE TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO – TỐT MÀ KHÔNG TỐT! - Bé khỏe mẹ vui

HORMONE TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO – TỐT MÀ KHÔNG TỐT!

06/09/2016 | 1:06 Sáng   Lượt xem: 2392
  1. Tiêm hormone tăng trưởng lợi hay hại?

Cha mẹ ai cũng yêu con, ai cũng muốn con được hơn bạn hơn bè, giói giang hơn, xinh đẹp hơn, cao lớn hơn. Nhưng không phải trẻ nào cũng đáp ứng được các kì vọng của bố mẹ!

Đặc biệt, chắc khó bố mẹ nào cầm lòng được khi con thấp bé hơn bạn bè. Chính vì vậy, không ít cha mẹ đã cho con tiêm hormone tăng trưởng chiều cao mà không biết được rằng, nếu không liệu trình cụ thể, hormone không những không giúp trẻ cao hơn mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Không ít trường hợp, phụ huynh hối hận vì tiêm hormone tăng trưởng cho trẻ,bé cao không thấy, chỉ thấy khớp tay chân ngày càng sưng to; có trẻ còn không thấy có biểu hiện của việc tăng chiều cao lại thêm đau đầu.

Những trường hợp như trên không phải là hiếm! Đa phần là do trẻ không được khám kĩ càng, tiêm theo lộ trình điều trị dẫn đến cha mẹ tự điều trị cho con không theo trình tự hay phác đồ nào cả. Vì nhiều lí do, khi tiêm hormone tăng trưởng cho trẻ không có kết quả khả quan. Thứ nhất, trẻ hết tuổi lớn, xương không dài ra được nữa. Thứ hai, trẻ đã đủ dinh dưỡng hoặc không nằm trong đối tượng thiếu hormone tăng trưởng. Thứ ba, trẻ không bị thiếu hormone tăng trưởng. Hormone tăng trưởng chỉ thực sự hiệu quả khi bản thân trẻ bị thiếu hụt hormone tăng trưởng!

Đó là lí do vì sao trước khi trẻ tiêm hormone tăng trưởng, trẻ phải được khám tại các cơ sở y tế lớn để xác định tình trạng, thể trạng của trẻ.

dự đoán chiều cao của trẻ

  1. Yếu tố nào quyết định đến tăng trưởng chiều cao?

Theo các nghiên cứu, nội tiết, di truyền và môi trường sống (bao gồm dinh dưỡng và luyện tập) quyết định chiều cao của trẻ.

Nếu trẻ không bị thiếu hụt hormone tăng trưởng, cải thiện chế độ ăn và luyện tập sẽ giúp trẻ cao thêm từ 5-8cm. Một chế độ ăn tốt là khi cha mẹ cho trẻ ăn các thực phẩm giàu đạm (Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…), canxi (sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu, sò, ốc hến…), vitamin (gan các động vật, rau, hoa quả…) và khoáng chất, trong đó đặc biệt là vitamin A, D, C, magiê, sắt… hỗ trợ tối đa cho phát triển chiều cao. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn phong phú cung cấp protein, canxi, vitamin vốn kích thích chiều cao. Sử dụng thêm các sản phẩm có chứa MK7, vitamin D3 để dẫn truyền đúng và đủ canxi hấp thụ từ thực phẩm vào xương và máu. Ngoài dinh dưỡng, cha mẹ phải chú ý yếu tố tác động giúp phát triển chiều cao khác là việc vận động cơ thể của trẻ. Quan trọng hơn, trẻ phải được vận động hằng ngày ở ngoài trời; vận động bằng những hoạt động có động tác đè nhẹ lên các đầu xương như chơi các môn bóng, chạy, đi bộ, làm công việc nhà thì trẻ sẽ phát triển chiều cao tốt hơn. Đồng thời, cho trẻ chích ngừa đầy đủ để phòng bệnh. Nếu bị bệnh, trẻ sẽ bị chậm phát triển tầm vóc.

Để xác định trẻ có bị thiếu GH hay không cần phải đo chiều cao. Trẻ bị thiếu khi có chiều cao thấp hơn các bạn đồng lứa, đồng giới từ 2- 3 độ lệch chuẩn. Tiếp đó, phải đo tuổi xương. Thường những trẻ này có tuổi xương kém hơn tuổi xương thực. Ngoài ra, phải đo nồng độ GH trong máu, đo yếu tố azziac 1 trong máu.

Chúc các con luôn cao lớn, khỏe mạnh!

  • Thực đơn cho bé 6 – 8 tháng tuổi
  • 6 – 8 tháng tuổi là thời kỳ bé đang ăn dặm nhiều hơn. Bé ít bú mẹ hơn, thay vào đó là sữa công thức và các món ăn dặm bổ dưỡng được ba mẹ chuẩn bị tỉ mỉ cho bé.
  • Xem thêm

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoáTrẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Cách trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top