Hướng dẫn mẹ bổ sung tinh bột cho bé ăn dặm

Hướng dẫn mẹ bổ sung tinh bột cho bé ăn dặm

25/06/2014 | 2:26 Chiều   Lượt xem: 5132

Tinh bột cho bé ăn dặm

            Khi trẻ bước vào tháng thứ 3, thứ 4 là lúc trẻ cần bổ sung lượng thức ăn mới để đảm bảo cho quá trình hoạt động của trẻ. Tinh bột là thành phần dinh dưỡng quan trọng với bé trong thời gian này. Dưới đây là những thực phẩm giàu tinh bột mẹ nên bổ sung vào bữa ăn cho bé.

Khoai tây

Khoai tây là món ăn dễ chế biến và dễ ăn đối với bé ăn dặm. Hơn thế, khoai tây mang giá trị dinh dưỡng cao. Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo. Vì khoai tây giàu tinh bột nên khi cho bé ăn khoai tây, mẹ nên giảm đi một chút cháo/ bột trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.

Hướng dẫn mẹ bổ sung tinh bột cho bé ăn dặm

Ảnh: Sưu tầm Internet

Ngô, món ăn giàu tinh bột cho trẻ thời kì ăn dặm

Thời điểm cho bé tập ăn khoai tây:  Vì khoai tây rất giàu tinh bột và không có nhiều các loại vitamin khác nên các bác sĩ dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho bé làm quen với loại củ này khi bé được 8 tháng tuổi. Lý do: thời điểm này, bé cần nhiều carbonhydrat để phát triển và khoai tây có thể đáp ứng nhu cầu này.

Cách chế biến: Cách đơn giản nhất là gọt vỏ khoai tây, thái làm 4 rồi cho vào nồi hấp. Khi khoai tây chín các mẹ có thể lấy ra dầm nhuyễn cho bé ăn. Ngoài ra mẹ có thể xắt hạt lựu để bé tập ăn bốc.

Trẻ đặc biệt thích món khoai tây rán. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều khoai tây rán, nhất là trước bữa ăn. Bởi hàm lượng chất béo ở dầu rán khoai tây khiến trẻ nhanh ngấy và quên đi bữa ăn chính. Sử dụng nhiều khoai tây rán cũng không tốt cho sức khoẻ trẻ.

Bắp ngô

– Giá trị dinh dưỡng: Ngô chứa nhiều protein và carbonhydrate, giúp bé tăng năng lượng. Tuy nhiên, ngô lại nghèo dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác và không được coi là thực phẩm an toàn cho bé mới ăn bốc.

– Thời điểm cho bé tập ăn ngô: Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn ngô khi bé được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé.

– Cách chế biến: Ngô được luộc chín và nghiền nhuyễn hoặc cho bé ăn cả hạt (tùy vào độ tuổi của bé). Ngoài ra, có thể tách hạt ngô, bỏ vào nồi ninh hoặc hấp cho đến khi hạt ngô chín mềm.

Trong thời tiết mùa hè mẹ nên bổ sung chè ngô cho trẻ như một món ăn điểm tâm cho cả bé và gia đình. Chè ngô có tác dụng giải nhiệt mang lại hương vị thơm ngon đảm bảo bé sẽ vô cùng yêu thích đấy!

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Nội dung chínhTinh bột cho bé ăn dặmKhoai tâyBắp ngô Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nội dung chínhTinh bột cho bé ăn dặmKhoai tâyBắp ngô Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Nội dung chínhTinh bột cho bé ăn dặmKhoai tâyBắp ngô Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Nội dung chínhTinh bột cho bé ăn dặmKhoai tâyBắp ngô Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top