Hướng dẫn cách đánh giá tình trạng sức khỏe của bé qua phân - Bé khỏe mẹ vui

Hướng dẫn cách đánh giá tình trạng sức khỏe của bé qua phân

31/07/2016 | 12:08 Sáng   Lượt xem: 6613

Chúng ta có thể đánh giá được tình trạng tình trạng sức khỏe của bé chỉ thông qua việc quan sát phân. Việc này giúp các bậc phụ huynh có thể biết được bé nhà mình có đang phát triển bình thường không và phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường để đưa bé đi khám và điều trị. Bài viết dưới đây xin đưa ra các cách để phụ huynh có thể làm được việc này.

Phân của bé thường thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi của bé, bé bú mẹ hay dùng sữa ngoài và thời điểm bé bắt đầu ăn dặm. Các phụ huynh cần chú ý quan sát và đánh giá mỗi lần bé đi đại tiện để phát hiện ra những thay đổi bất thường của bé.

  1. Phân bình thường

  • Phân của trẻ sơ sinh: thường sau khoảng 1-3 ngày sinh ra bé sẽ đi ngoài lần đầu, đây là loại phân su. Nó có màu đen, kết cấu dính, nhầy nhưng không có mùi nặng. Bé đào thải phân su càng sớm càng tốt vì đây chính là nước ối, chất nhầy và những gì bé tiêu hóa khi còn ở trong bụng mẹ. Việc này giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn.
  • Phân của trẻ bú mẹ:

+ Lượng phân bé thải ra sau khi thải phân su có kích thước khoảng một đồng xu.

+ Phân có màu nhạt và mùi chua. Từ mùa nâu xanh chuyển sang màu sáng hơn hoặc có màu vàng mù tạt.

+ Phân loãng, có thể vón từng cục nhỏ và có màu vàng.

Vào tuần đầu bé sẽ đi đại tiện khoảng 4 lần một ngày sau đó sẽ giảm số lần xuống. Sau vài tuần, có thể vài ngày hoặc 1 tuần bé mới đi đại tiện 1 lần. Nếu thấy phân của bé mềm và không gặp khó khăn gì khi đi đại tiện thì mẹ có thể yên tâm.

  • Phân của bé dùng sữa ngoài:

+ Đặc gần giống kem đánh răng bởi trong sữa công thức có chứa hàm lượng protein và khoáng chất cao khó hấp thu hơn so với sữa mẹ.

+ Có màu vàng nâu hoặc vàng nhạt.

+ Mùi rất nặng.

  • Phân của bé bắt đầu ăn dặm: khoảng 5-6 tháng khi bé bắt đầu ăn dặm thì phân của bé sẽ có sự khác biệt. Nếu cho bé ăn nhiều chất xơ, bé sẽ đại tiện ngay sau đó còn nếu cho bé ăn nhiều thực phẩm cùng lúc thì phân của bé sẽ đặc , nặng mùi và màu sẫm hơn.

be bị tiêu chảy 

  1. Những trường hợp phân của bé bất thường cần chú ý

  • Phân của bé có màu xanh: nếu bé bú sữa mẹ và đi đại tiện có màu xanh thì là do bé đã hấp thụ quá nhiều đường lactose trong sữa. Lúc này mẹ nên cho bé bú đều hai bên để nhận đủ lượng sữa đầu – chủ yếu cung cấp nước và sữa cuối – đặc hơn giàu protein và các chất dinh dưỡng khác. Lưu ý, để bé bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên kia. Nếu sữa mẹ quá nhiều, có thể vắt bớt sữa đầu đi để bé có thể bú cả sữa cuối.

+ Còn nếu bé đang ăn sữa ngoài thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi loại sữa khác cho bé.

 

  • Phân của bé có màu nhạt: bé có thể đã mắc chứng vàng da: vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Nếu là vàng da sinh lý thì bé sẽ chỉ bị vàng da ở vùng mặt bụng và thường hết trong thời gian ngắn, trong khoảng 10 ngày. Còn nếu là vàng da bệnh lý thì mặt, mắt và sau đó là lựng của bé sẽ bị vàng, sưởi nắng cũng không hết được.

+ Lưu ý: nếu phân của bé nhạt gần giống màu trắng thì cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để khám vì rất có thể bé đang gặp vấn đề về gan.

 

  • Bé bị tiêu chảy: nếu bắt gặp tình trạng: bé đi phân loãng hơn bình thường, đi nhiều lần trong ngày hoặc phân bắn thành tia thì bé đang có nguy cơ mắc tiêu chảy rất cao. Cần đưa ngay bé tới gặp bác sĩ để khám và điều trị. Có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia về việc cho bé sử dụng men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc giàu Probiotics để làm tăng các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
  • Bé bị táo bón:

+ Khi đi đại tiện, mặt bé đỏ gay gắt và đi trong thời gian dài.

+ Phân của bé thải ra ít và khô

+Bụng của bé cứng.

+ Bé khóc và khó chịu mỗi lần đi đại tiện

+ Phân của bé có lẫn những sọc máu đỏ.

Nhưng đây cũng có thể là do phân của bé không đặc và là hiện tượng bình thường. Mẹ có thể mát xa bụng cho bé để phòng tránh táo bón cho bé.

Chúc các mẹ chăm con thật tốt!

  • Thực đơn cho bé 6 – 8 tháng tuổi
  • 6 – 8 tháng tuổi là thời kỳ bé đang ăn dặm nhiều hơn. Bé ít bú mẹ hơn, thay vào đó là sữa công thức và các món ăn dặm bổ dưỡng được ba mẹ chuẩn bị tỉ mỉ cho bé.
  • Xem thêm

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoáTrẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Cách trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhPhân bình thườngNhững trường hợp phân của bé bất thường cần chú ý Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhPhân bình thườngNhững trường hợp phân của bé bất thường cần chú ý Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhPhân bình thườngNhững trường hợp phân của bé bất thường cần chú ý Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhPhân bình thườngNhững trường hợp phân của bé bất thường cần chú ý Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn,...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top