Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện - Bé khỏe mẹ vui

Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện

23/07/2019 | 8:21 Sáng   Lượt xem: 1319

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè.  Không giống như người lớn, tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nếu mẹ không biết cách xử trí đúng đắn. Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc trung tâm khám tư vấn, Viện Dinh dưỡng quốc gia sẽ có giúp mẹ hiểu đúng về bệnh tiêu chảy và biết được khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Trẻ dễ bị tiêu chảy vào mùa hè

Mùa nắng nóng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng bùng phát mạnh mẽ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm trùng, trong đó có bệnh tiêu chảy.  Các vi trùng và siêu vi này thường được lây nhiễm qua một số con đường như:

  • Không vệ sinh tay chân đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vui chơi
  • Sử dụng nguồn thực phẩm ôi thiu
  • Dụng cụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh
  • Ăn dặm qua nhiều thức ăn lạ trong cùng một lúc
  • Ăn quá nhiều hải sản, thực phẩm tươi sống, thức ăn vặt, nước giải khát đóng sẵn
  • Tiếp xúc  trực tiếp với nguồn lây: người bệnh, chất nôn..

Trong trường hợp trẻ bị viêm dạ dày do nhiễm virus, tiêu chảy thường xuất hiện trong vài ngày và ổn định trong 1 tuần sau đó.

Nhận biết trẻ đang bị tiêu chảy:

Tiêu chảy thường được bắt đầu từ những cơn đau bụng, tiếp theo là đi ngoài phân lỏng, nhiều nước trên 3 lần mỗi ngày. Một vài triệu chứng khác như sốt, nôn, dấu hiệu mất nước…

Trong trường hợp nhiễm virus, trẻ thường bị nôn và sốt sau đó mới đến tiêu chảy.

Khi nào mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

Nếu trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi và có những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:

  • Tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng nhiều nước (nghiêm trọng) hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 1 tuần.
  • Sốt trên 39 độ C, nôn mửa lặp lại, không uống nước hoặc không uống được nước.
  • Đau bụng dữ dội, phân có nhầy hoặc máu
  • Dấu hiệu mất nước nặng: môi khô, mắt trũng, niêm mạc nhợt, nếp véo dưới da mất chậm, uống ít, tiểu ít hoặc không tiểu, lờ đờ, mệt mỏi…

Khi trẻ tiêu chảy nhiều, tốc độ đào thải phân kèm nước cao dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan. Tình trạng mất nước sẽ xảy ra rất nhanh chóng, nếu mẹ không phát hiện kịp thời, trẻ có thể bị co giật, trụy mạch, dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.

Phòng ngừa tiêu chảy mùa hè cho trẻ

Mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa tiêu chảy cho bé ngay từ khi mới sinh bằng sữa mẹ. Trong sữa non của mẹ có chứa một lượng kháng thể dồi dào, giúp bé phòng ngừa không chỉ tiêu chảy mà còn rất nhiều bệnh tật khác. Nguồn kháng thể này trẻ sẽ không thể nhận được nếu bú sữa bột. Do vậy, sau khi sinh, trẻ nên được bú mẹ càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, vệ sinh ăn uống , cho trẻ ăn chín, uống sôi, đảm bảo nguồn thức ăn nước uống tươi, sạch, đặc biệt là cho trẻ rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là những biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy trong những ngày hè nắng nóng.

Hiện đã có vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota.  Mẹ nên cho trẻ uống lúc 2 – 6 tháng tuổi, uống 2 lần cách nhau ít nhất một tháng.

Tiêu chảy không phải là vấn đề hiếm gặp ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý hậu quả bệnh mang lại không hề nhẹ nhàng, đặc biệt hơn với trẻ nhỏ. Khi trẻ có dấu hiệu lạ, mẹ phải quan sát tỉ mỉ, cẩn thận để nếu có triệu chứng bất thường, trẻ cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng để phòng ngừa các rủi ro đáng tiếc.

Nếu mẹ có thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa hay dinh dưỡng của trẻ, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chuyên gia Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)  theo tổng đài tư vấn 0896.509.509 hoặc gửi thư qua hòm mail: bslethihai@bekhoemevui.vn.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top