Khi trẻ bị chó cắn

Khi trẻ bị chó cắn

05/11/2013 | 9:42 Sáng   Lượt xem: 1847

Trẻ bị chó cắn

Chó cắn là hiện tượng không hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày do chó trở thành vật nuôi gần gũi trong mỗi gia đình, nên bé dễ tiếp xúc, đùa giỡn với chúng và tăng nguy cơ bị chó cắn. Vậy khi trẻ bị chó cắn, bạn nên làm gì?

Cách xử trí khi trẻ bị chó cắn

Khi bị chó cắn, trẻ rất hoàng loạn, vì vậy, việc đầu tiên bạn cần an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ.

tre-bi-cho-can

Sau khi bé bình tĩnh, bạn cần xem xét vết thương của bé: có bao nhiêu vết thương? Vị trí của vết thương? Vết thương có sâu, có xước da hay chảy máu? Tiếp theo, bạn cần lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát, dùng xà phòng rửa vết thương cho bé dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Bạn cũng nên rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu cho trẻ.

Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70o hoặc dung dịch iode).

Bạn cần sử dụng một miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ vết thương lại cho trẻ, không khâu kín da hay băng quá kín.
Sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

Khi bạn đã thực hiện xong các bước sơ cứu trên, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám, kiểm tra và có chỉ định thích hợp cho bé.

Bạn cũng cần lưu ý: phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay khi bé bị chảy máu nhiều, trẻ xanh tái, mệt,…

Tiêm phòng cho trẻ

Nói chung, mọi trẻ bị chó cắn đều nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nếu trẻ bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), hiệu quả phòng bệnh rất cao nếu bé được chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày.

Tùy vào tình trạng vết thương và tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván cho trẻ bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí như bộ phận sinh dục, đầu ngón tay, đầu ngón chân, vết thương sâu và nhiều, bé có thể được tiêm huyết thanh kháng dại.

Phòng ngừa trẻ bị chó cắn

Để đề phòng trẻ bị chó cắn, bố mẹ cần để mắt trông chừng trẻ. Không cho bé đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo.

Giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần, không chọc phá súc vật.
Những vật nuôi nuôi trong nhà, thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo cần được tiêm phòng dại.

Trẻ bị chó cắn – Theo meyeucon.org

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhTrẻ bị chó cắnCách xử trí khi trẻ bị chó cắnSát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70o hoặc dung dịch iode).Tiêm phòng cho trẻPhòng ngừa trẻ bị chó cắn Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ ...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhTrẻ bị chó cắnCách xử trí khi trẻ bị chó cắnSát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70o hoặc dung dịch iode).Tiêm phòng cho trẻPhòng ngừa trẻ bị chó cắn Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhTrẻ bị chó cắnCách xử trí khi trẻ bị chó cắnSát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70o hoặc dung dịch iode).Tiêm phòng cho trẻPhòng ngừa trẻ bị chó cắn Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhTrẻ bị chó cắnCách xử trí khi trẻ bị chó cắnSát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70o hoặc dung dịch iode).Tiêm phòng cho trẻPhòng ngừa trẻ bị chó cắn Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở ...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top