Làm sao để tạo thói quen đánh răng cho trẻ? - Bé khỏe mẹ vui

Làm sao để tạo thói quen đánh răng cho trẻ?

28/09/2016 | 9:25 Chiều   Lượt xem: 5977

Đối với các bé từ 2-4 tuổi đang trong giai đoạn hoàn thiện đầy đủ răng, mẹ nên tạo thói quen đánh răng cho bé. Nhưng đâu phải bé nào cũng hào hứng trong việc vệ sinh răng miệng. Vậy phải làm sao trong những tình huống như vậy?

Để bé có một hàm răng khỏe mạnh sau này thì việc tập cho bé thói quen đánh răng ngay từ nhỏ là việc hết sức cần thiết và quan trọng mà các mẹ không thể bỏ qua. Trước hết, các mẹ phải làm cho trẻ có ý thích với việc đánh răng. Và để làm được điều này, các mẹ nên tham khảo những cách sau đây:

  1. Kích thích sự tò mò và bắt chước trong bé.

Ở trong độ tuổi này, các bé đều thấy mọi thứ xung quanh mình rất mới lạ nên thường đặt ra các câu hỏi và tò mò về nó. Bé luôn thích tìm hiểu và làm theo mọi thứ mình nhìn thấy. Các mẹ có thể dựa vào điều này để khơi dậy sự tò mò của bé và khiến bé làm theo việc đánh răng. Bằng cách:

  • Tìm mua cho trẻ bàn chải nhỏ xinh, có hình ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ. Bên cạnh đó các mẹ cũng phải chú ý tìm mua những bàn chải có lông mềm, êm, không gây đau và an toàn cho bé.
  • Chọn mua kem đánh răng có mùi vị hoa quả hoặc bánh kẹo mà trẻ yêu thích.
  • Đưa ra những giải thưởng nhỏ hoặc hình phạt nếu không thực hiện đúng việc đánh răng mỗi ngày. Các mẹ cũng phải thực hiện theo nếu làm không đúng.
  • Giải thích cho bé về hiểu những lợi ích cũng như tác hại của việc đánh răng và không đánh răng. Nên liên hệ với những nhân vật hoạt hình hay con vật mà bé yêu thích.
  • Cho bé xem những đoạn quảng cáo về kem đánh răng, hay những bộ phim, truyện, tranh ảnh truyền thông về lợi ích của việc đánh răng.

danh-rang-cho-be-me-can-biet

  1. Đánh răng cùng bé

Khi bị ép buộc đánh răng bé chỉ nghe lời thụ động thậm chí không nghe theo. Thống kê cho thấy 89,2% các ông bố bà mẹ cần được tư vấn cách tạo lập thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ (Báo cáo Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội, quý I/2010). Còn theo tiến sĩ Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, để tạo lập thói quen đánh răng cho con, phụ huynh nên biến những buổi đánh răng trở thành niềm vui cho trẻ.

Tức là tạo ra sự tương tác tích cực giữa cha mẹ và con cái. Cả gia đình cùng nói, cùng chơi, cùng đánh răng sẽ làm cho trẻ thấy thoải mái và hạnh phúc hơn.

Ngoài ra, việc đánh răng cùng bé sẽ giúp bé thấy được cách bố mẹ đánh răng hoặc để bé xem các băng, đĩa có anh chị lớn hoặc các bạn cùng tuổi đánh răng để kích thích bé. Đây cũng là một trong những cách giúp cho bé có thói quen đánh răng đơn giản mà lại hiệu quả.

Lưu ý: trong giai đoạn từ 2-4 tuổi này (giai đoạn bé mọc đầy đủ các răng), mẹ cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bé. Nên cho bé dùng thêm loại cốm có chứa Canxi nano, DHA, sữa non đặc biệt MK7 (thành phần điều chỉnh để Canxi đi tới đúng chỗ là xương giúp tăng cường sức khỏe xương, phòng ngừa loãng xương) để bổ sung thêm canxi giúp việc mọc răng của bé diễn ra nhanh chóng hơn, bé không cảm thấy đau và khó chịu khi mọc răng, từ đó sẽ nghe lời mẹ hơn. Như vậy, chuyện tạo lập cho bé thói quen đánh răng sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn đấy nhé các mẹ.

  • Thực đơn cho bé 6 – 8 tháng tuổi
  • 6 – 8 tháng tuổi là thời kỳ bé đang ăn dặm nhiều hơn. Bé ít bú mẹ hơn, thay vào đó là sữa công thức và các món ăn dặm bổ dưỡng được ba mẹ chuẩn bị tỉ mỉ cho bé.
  • Xem thêm

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoáTrẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Cách trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhKích thích sự tò mò và bắt chước trong bé.Đánh răng cùng bé Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhKích thích sự tò mò và bắt chước trong bé.Đánh răng cùng bé Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhKích thích sự tò mò và bắt chước trong bé.Đánh răng cùng bé Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhKích thích sự tò mò và bắt chước trong bé.Đánh răng cùng bé Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn,...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top