LỜI KHUYÊN CHO PHỤ HUYNH VỀ VIỆC TIÊM HOOC MÔN TĂNG TRƯỞNG
06/09/2016 | 1:02 Sáng Lượt xem: 3021
- Hooc môn tăng trưởng là gì?
Hooc môn tăng trường là 1 loại protein thường được sản sinh ra từ tuyến yên, giúp con phát triển cao lớn.
- Thiếu hụt hooc môn tăng trưởng là gì?
Thiếu hụt hooc môn tăng trưởng là nguyên nhân gây ra chậm phát triển ở trẻ.Lúc đó, cơ thể trẻ không sản sinh ra đủ hooc môn tăng trưởng để phát triển bình thường.
- Vì sao trẻ lại bị thiếu hụt hooc môn tăng trưởng?
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt hooc môn tăng trưởng của trẻ, nhưng hầu hết là do bẩm sinh (cấu trúc bất thường của tuyến yên, hoặc các bất thường di truyền) ít phổ biến hơn thì có chấn thương đầu, nhiễm trùng, u hay bức xạ!
- Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu hụt hooc môn tăng trưởng là gì?
Trẻ bị thiếu hụt hooc môn tăng trưởng thường thấp hơn những trẻ bình thường, đặc biệt những trẻ có thể trạng thấp và mập.

- Quá trình điều trị bằng hooc môn tăng trưởng như thế nào?
Hooc môn tăng trưởng tái tổ hợp (rGH) sẽ được tiêm hàng ngày, mỗi ngày 1 lần. Tái tổ hợp tắc là loại hooc môn này được tạo ra trong phòng thí nghiệp giống hệt với hooc môn tăng trưởng ở người. Hooc môn tăng trưởng này được phát minh từ những năm 1950, tuy nhiên, hiện nay, rGH đã an toàn hơn rất nhiều so với phiên bản ban đầu vì không chứa mô của con người hay động vật.
- Làm thế nào để xác định liều lượng cần tiêm?
Các bác sĩ nội tiết nhi khoa tính toán liều ban đầu dựa trên khối lượng và điều kiện thể trạng của trẻ. Từ lần thức hai, dựa vào hiệu quả, liều lượng lần 1 để xác định tăng giảm cho hợp lý. Thời gian điều trị phụ thuộc vào việc cơ thể trẻ phản ứng như thế nào và tuổi dậy thì.
Cho đến nay, hầu như có rất ít tác dụng phụ xảy ra khi trẻ tiêm hooc môn tăng trưởng. Tuy nhiên, để cha mẹ hoàn toàn có thể chọn cách lành tính hơn để giúp con cao hơn, chính là cho con tham gia chế độ dinh dưỡng, thể thao điều độ. Bổ sung thêm các thực phẩm có chứa canxi, canxi nano là điều cần thiết để cơ thể trẻ hấp thụ tốt hơn, đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể thay bằng việc tiêm hàng ngày!

- Thực đơn cho bé 6 – 8 tháng tuổi
- 6 – 8 tháng tuổi là thời kỳ bé đang ăn dặm nhiều hơn. Bé ít bú mẹ hơn, thay vào đó là sữa công thức và các món ăn dặm bổ dưỡng được ba mẹ chuẩn bị tỉ mỉ cho bé.
- Xem thêm
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoá – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Cách trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger