Xã hội ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều cách để cha mẹ có thể tăng chiều cao cho con. Nhưng lợi và hại của những cách này thì chưa chắc nhiều cha mẹ đã biết.
Hiện nay, cha mẹ có thể tăng chiều cao cho trẻ bằng cách: Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao, phẫu thuật kéo dài chân, thay đổi môi trường, điều kiện sống.
-
Tiêm hormone tăng chiều cao
Hormone tăng trưởng chiều cao được sử dụng khi cơ thể trẻ thiếu hụt hormone này – 1 loại hormone do tuyến yên tiết ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng của trẻ.
Hormone tăng trưởng chiều cao có tác dụng giúp trẻ tăng chiều cao từ 8-12 cm trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, để tiêm hormone này, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám kỹ càng thể trạng, sức khỏe của xương để trẻ có lộ trình tiêm tốt nhất. Quá trình tiêm thường kéo dài từ 2-4 năm, tiêm hàng ngày.
Cho đến nay, chưa có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khi cho trẻ tiêm hormone tăng chiều cao nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như giữ nước, phù, sưng ngón tay, hội chứng ống cổ tay, một số trường hợp bị to vú (nam), nhức đầu, ngủ gà, sưng đau khớp, đầy bụng.
-
Phẫu thuật kéo dài chân
Phẫu thuật kéo dài chân là biện pháp phẫu thuật chân và gắn những khung thép vào phần xương cần được kéo dài. Bên ngoài khung thép, sẽ gắn vào đó một thiết bị để bệnh nhân có thể tự điều chỉnh mức độ kéo căng xương chân của mình.
Sau khi kéo căng, phần xương bị “rỗng” sẽ dần phát triển và liền trở lại. Rồi sẽ tự hồi phục hoàn chỉnh sau một thời gian. Các cơ, dây thần kinh và các mạch máu xung quanh phần chân được phẫu thuật cũng vậy, chúng sẽ tự phát triển trở lại. Bằng phương pháp này, khi hoàn tất quá trình điều trị, chân bệnh nhân có thể kéo dài thêm khoảng tối đa là từ 7 đến 8 cm. Để kéo dài xương thêm khoảng vài cm, các nhân sẽ phải mang khung cố định trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp hết sức tốn kém lại có thể xảy ra những tai biến về nhiễm trùng dễ khiến người bệnh có thể bị tàn tật suốt đời.

-
Tập luyện thể thao
Tập luyện thể thao hợp lý mỗi ngày sẽ giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn trao đổi chất được tăng cường và hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn. Từ đó khiến các bắp cơ, tuần hoàn, dây chằng, xương khớp đều được kích thích làm cho chiều cao phát triển.
Mỗi ngày bạn nên cho trẻ tập luyện thể thao ít nhất 30 phút. Bạn nên định hướng cho trẻ những môn thể thao có tác dụng tăng chiều cao toàn diện như: chạy ngắn, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, xà đơn, bợi lội… Ngoài ra, phơi nắng mỗi ngày 20 phút sẽ tạo cơ hội cho da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng tạo vitamin D cần thiết cho xương tăng trưởng.
-
Chế độ dinh dưỡng
Để tăng chiều cao hiệu quả, bạn cần phải ăn uống đủ lượng và đủ chất. Cha mẹ có thể cho con uống sữa để bổ sung thêm canxi, nếu con không thích sữa, phô mai hay sữa chua, cha mẹ có thể sử dụng thuốc cho con uống. Tuy nhiên, liều lượng cần phải có chỉ định của bác sĩ, và nên chọn sản phẩm có chứa canxi dạng nano để đẩy mạnh tác động của canxi. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đưa vào khẩu phần ăn những chất dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến việc giúp tăng trưởng chiều cao như: protein (đạm), vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt… Đây là cách khá đơn giản, chỉ nhờ vào chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt không gây hại cho sức khỏe của trẻ!
Có nhiều cách để giúp trẻ tăng chiều cao, nhưng cách nào thực sự hợp lý và không gây hại cho sức khỏe của trẻ chắc hẳn cha mẹ đã rõ hơn. Đừng vì ý thích nhất thời của mình mà để trẻ bị những tổn thương không đáng có.

- Thực đơn cho bé 6 – 8 tháng tuổi
- 6 – 8 tháng tuổi là thời kỳ bé đang ăn dặm nhiều hơn. Bé ít bú mẹ hơn, thay vào đó là sữa công thức và các món ăn dặm bổ dưỡng được ba mẹ chuẩn bị tỉ mỉ cho bé.
- Xem thêm
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoá – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Cách trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.