Lý do cản trở sự phát triển của trẻ - Bé khỏe mẹ vui

Lý do cản trở sự phát triển của trẻ

05/04/2014 | 11:02 Sáng   Lượt xem: 1466

Lý do cản trở sự phát triển của trẻ

Nhiều ba mẹ thắc mắc rằng con cái của họ được ăn uống no đủ, được tạo mọi điều kiện để phát triển vậy mà trẻ vẫn không thể cao lớn và khỏe mạnh như cha mẹ chúng mong muốn.

Trẻ ít vận động

Đây dường như là sự thiếu hụt lớn nhất ở trẻ trong độ tuổi phát triển. Không chỉ có yếu tố di truyền hay dinh dưỡng ảnh hưởng tới tầm vóc của trẻ. Các yếu tố khác như sinh hoạt điều độ, vận động đủ … sẽ tạo cho trẻ một thân hình phát triển toàn diện, cân đối với hệ xương khỏe mạnh, vững chắc tối đa.

Vì vậy vận động đều đặn, hợp lý khoảng 1 giờ mỗi ngày đối với trẻ lớn từ 5 tuổi trở lên, trẻ có thể chơi các môn thể thao cầu lông, bóng rổ, chạy bộ… sẽ giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn cũng như phát triển toàn diện hơn.

Lý do cản trở sự phát triển của trẻ

Ảnh: Sưu tầm Internet

Lý do cản trở sự phát triển của trẻ

Chế độ ăn thiếu kẽm và sắt

Thiếu sắt và kẽm khiến cho trẻ kén ăn, chán ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng. Thực phẩm là một trong những nguồn bố sung khoáng chất dồi dào nhất và dễ hấp thu nhất, vì vậy mà mẹ đừng bao giờ bỏ qua hàu, thịt bò, các loại hạt (chứa nhiều kẽm)…, thịt, cá, trứng, sữa…

Ngoài ra, việc cho trẻ ăn quá mặn và thường xuyên ở trong nhà, không tiếp xúc với ánh mặt trời khiến trẻ khó hấp thụ canxi, dẫn đến phát triển chậm về hình thể, lâu dần sẽ hại đến thận và cơ quan thần kinh.

Tiếp xúc với sản phẩm công nghệ quá sớm

Đó là lý do khiến cho ngày càng có nhiều trẻ nhỏ bị cận thị, thậm chí là cả trẻ mẫu giáo. Một trong những tác nhân nghiêm trọng là xem tivi quá nhiều, chơi điện thoại, ipad, game… vô độ gây nên cận thị ở trẻ.

Hơn nữa, thói quen ăn, uống đồ ngọt thường xuyên khiến canxi trong máu giảm, làm đường huyết tăng cao cũng gây ra cận thị.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ phải có biện pháp can thiệp sớm để kiểm soát thị lực cho trẻ. Không nên tạo cho trẻ thói quen, sở thích dùng các phương tiện giải trí công nghệ cao. Tăng cường thời gian cho trẻ hoạt động thể chất ở bên ngoài, tham gia các hoạt động cộng đồng. Cũng như không gian đọc sách, học, nhà ở phải đủ ánh sáng.

Trẻ uống không đủ nước

Nước rất quan trọng đối với sự sống của con người. Đối với trẻ em đang trong thời kỳ phát triển trí lực thì nước có ảnh hưởng không nhỏ đến trí nhớ, sự tập trung, khả năng vận động, ngôn ngữ… của trẻ. Nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và khả năng điều tiết của thận

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top