Mẹ nào chẳng muốn con của mình luônkhỏe mạnh, ăn ngon miệng. Nhưng liệu mẹ đã biết tới những vitamin và khoáng chất sau đây để kích thích bé thèm ăn một cách tự nhiên chưa? Cùng tham khảo để bé yêu ngày một lớn nhanh và khỏe mạnh hơn nhé các mẹ.
-
Vitamin B1
- Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi đường và cacbohydrate thành năng lượng cho cơ thể bé, đặc biệt nó lại tốt cho tim mạch và hệ thần kinh.
- Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1: mệt mỏi, chán ăn, táo bón, mất ngủ, ngại vận động…
- Lượng vitamin B1 cần bổ sung hàng ngày cho trẻ:
+ Từ 1-3 tuổi: 0,5 mg/ ngày.
+ Từ 4-8 tuổi: 0,6 mg/ ngày.
- Những thực phẩm giàu vitamin B1 mẹ cần bổ sung hằng ngày cho bé: bột mỳ, gạo, măng tây, nấm, thịt đỏ.
-
Kẽm
- Đây là chất cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung qua đường ăn uống cho bé.
- Khi thiếu kẽm, các tế bào niêm mạc miệng Hypoplasia sẽ giảm độ nhạy cảm về hương vị thức ăn làm bé không có cảm giác ngon miệng khi ăn dẫn đến bỏ ăn lâu dần thành biếng ăn.
- Lượng kẽm thích hợp cho bé:
+ Từ 1-3 tuổi: 3 mg/ ngày.
+ Từ 4-8 tuổi: 5 mg/ ngày.
- Những thực phẩm giàu kẽm: đậu đen, giá đỗ, hàu, thịt bò, vừng.

-
Vitamin B12
- Hỗ trợ cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng hoạt động cho cơ thể và chuyển hóa chất béo, protein đồng thời duy trì sức khỏe của gan, tóc, da và mắt cho bé.
- Biểu hiện khi bé thiếu vitamin B12: mệt mỏi, sắc mặt và nước da của bé xanh xao, bé không có cảm giác thèm ăn và ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ dở hoặc bỏ bữa.
- Định mức vitamin B12 cho trẻ:
+ Từ 1-3 tuổi: 0,9 mg/ ngày.
+ Từ 4-8 tuổi: 1,2 mg/ ngày.
- Những loại thực phẩm giàu vitamin B12: súp lơ, đu đủ, kiwi, trứng.
-
Vitamin D
- Giúp cơ thể bé tăng cường khả năng hấp thụ các loại vitamin và khoáng chất khác đặc biệt là: sắt, vitamin A, photpho, canxi.
- Khi thiếu vitamin D trẻ sẽ bị còi xương hoặc loãng xương rất nguy hiểm.
- Lượng vitamin D cần bổ sung hằng này cho bé:
+ Dưới 6 tháng tuổi: 400 IU/ ngày.
+ Từ 6-12 tháng tuổi: 400 IU/ ngày.
+ Từ 1-3 tuổi: 600 IU/ ngày.
- Những thực phẩm giàu vitamin D: hải sản, dầu thực vật, yến mạch, nước cam ép, nấm.
Mẹ hãy chú ý tới các loại vitamin và khoáng chất trên để bổ sung hằng ngày cho bé nhé. Ngoài ra, nên cho bé ăn từ 2-3 hộp sữa chua (100ml/ hộp) mỗi ngày. Trộn thêm men vi sinh để tăng cường khả năng tiêu hóa phòng chống chứng biếng ăn và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh: tiêu chảy, táo bón… cho bé. Tốt nhất mẹ nên chọn loại men vi sinh chứa đồng thời cả Probiotic (vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của bé) và Prebitic (chất xơ hòa tan và là thức ăn của các lợi khuẩn hỗ trợ chúng hoạt động hiệu quả hơn). Các mẹ nên đọc kỹ thông tin ghi trên bao bì bởi hiện nay trên thị trường hầu như các loại men vi sinh đều chỉ chứa Probitic mà chưa có Prebiotic.

- Thực đơn cho bé 6 – 8 tháng tuổi
- 6 – 8 tháng tuổi là thời kỳ bé đang ăn dặm nhiều hơn. Bé ít bú mẹ hơn, thay vào đó là sữa công thức và các món ăn dặm bổ dưỡng được ba mẹ chuẩn bị tỉ mỉ cho bé.
- Xem thêm
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoá – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Cách trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.