Mách mẹ những hoạt động giúp trí não trẻ phát triển | Bekhoemevui.vn

Mách mẹ những hoạt động giúp trí não trẻ phát triển

15/01/2014 | 2:47 Chiều   Lượt xem: 2445

Hoạt động giúp trí não bé phát triển

Những tháng đầu đời là thời gian quan trọng để ba mẹ tạo điều kiện cho trí não bé phát triển nhờ cung cấp dưỡng chất đầy đủ cũng như những rèn luyện ban đầu giúp trẻ thông minh và sáng tạo hơn.

Bé quan sát thế giới xung quanh

Bằng việc thu hút bé nhìn và chơi với các đồ vật thú vị, ba mẹ đã giúp khu vực chỉ huy kỹ năng thị giác của não bộ phát triển đầy đủ hơn. Nhờ việc việc quan sát thế giới não của bé tăng cường kết nối các tế bào thần kinh với nhau.

Bé 2 – 6 tháng tuổi có thể nhận biết màu sắc và tỏ ra rất thích thú với các đồ vật di chuyển và cả sự thay đổi sắc thái trên khuôn mặt của người đối diện khi chơi với bé. Đồ chơi của bé đơn giản chỉ là vài cái thìa màu sắc hay một vài trái bóng bay cũng có thể làm bé thích thú vô cùng

Ba mẹ hãy chắc chắn rằng bé có thể nhìn thấy khuôn mặt và những biểu đạt trên gương mặt của ba mẹ. Bé có thể nhìn thấy mọi thứ thay đổi. Ba mẹ hãy giao tiếp bằng mắt và cười thật nhiều với bé nhé. Ba mẹ giao tiếp bằng mắt trong mỗi hoạt động hàng ngày với bé, cả khi ăn và khi thay tã.

Cham soc tri nao tre phat trien

Ảnh: Sưu tầm Internet

Bé quan sát mọi thứ xung quanh và ghi nhận tới não bộ

Bé lắng nghe mọi điều từ bạn

Nói chuyện và hát cho bé nghe là một số thói quen rất bổ ích cho bé. Mỗi khi em bé của bạn có thể nghe được âm thanh mới, liên kết với não sẽ tăng lên và mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, nói chuyện với bé cũng giúp cho bé học ngôn ngữa và ý nghĩa của các từ ngữ.

Mẹ hãy nói chuyện với bé khi chăm sóc con và dành thời gian cho bé trả lời. Bé yêu có thể có những biểu lộ nét mặt, âm thanh hoặc đơn giản là những cử động cơ thể để trả lời hay dùng ánh mắt để trả lời bạn.

Trong các hoạt động hàng ngày, hát cho bé nghe có thể mang đến cho bé những trải nghiệm vui vẻ. Mẹ đừng lo lắng mẹ hát không hay. Em bé không quan tâm. Bé chỉ đơn giản là muốn nghe giọng của bạn.

Những va chạm tuyệt vời

Xúc giác là một cách quan trọng để bé thu nhận thông tin về cảm giác trong khoảng 2 – 6 tháng đầu. Một hành động chạm ưa thích có thể giúp xây dựng cảm giác tin tưởng ở trẻ. Ví dụ như được ôm trên tay, em bé có thể cảm nhận được sự an toàn, được yêu thương vỗ về. Đồng thời, thông qua sự tiếp xúc, em bé có thể tìm hiểu về các đồ vật xung quanh như kết cấu, hình dạng của chúng. Điều này giúp xây dựng kỹ năng suy nghĩ cho trẻ từ rất sớm.

Mẹ có thể tạo ra sự tiếp xúc khác cho trẻ. Mẹ có thể giúp em bé trải nghiệm về xúc giác. Hãy cho em tiếp xúc với một số bề măt khác nhau như khăn, chăn, chà vào mũi, chạm vào khuỷu tay hay vỗ vào đầu gối. Cho em bé chạm vào các bề mặt mềm, mìn và an toàn. Đó chính là cách để bé học cách nhận biết và khám phá mọi thứ xung quanh.

Hoat dong giup tri nao tre phat trien

Ảnh: Sưu tầm Internet

Va chạm giúp bé nhận biết mọi vật xung quanh, kích thích sự tìm tòi khám phá của bé yêu

Ngủ là thời giãn não bộ phát triển

Ngủ là thời gian cần thiết để não bé hoàn thiện và phát triển hơn. Mỗi khi bé buồn ngủ, mẹ hãy cho bé đi ngủ. Đồng thời, mẹ nên xây dựng cho bé thói quen ngủ khoa học

Tạo một không gian khuyến khích giấc ngủ của bé. Ánh sáng, âm thanh và cả nhiệt độ có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của não bộ. Ba mẹ đảm bảo rằng không gian nghỉ ngơi của bé đủ tối, yên tĩnh.

Tư thế ngủ của bé cũng rất quan trọng. Đặt bé nằm ngửa khi ngủ giúp giảm thiểu đáng kể các trường hợp mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh trong lúc ngủ. Khi bé biết lẫy, bé có thể nằm úp ngủ một lát, song mẹ nhớ thay đổi tư thế cho bé.

Vận động

Di chuyển giúp em bé học cách giữ cân bằng và điều khiển cả các cử động của cơ thể. Tạo cơ hội cho bé di chuyển và phát triển các kỹ năng thể chất phù hợp với bé. Ba mẹ không cần thôi thúc bé học các động tác mới. Các kỹ năng này sẽ được tích lũy dần dần theo thời gian và khi bé sẵn sàng, mẹ hãy cho bé làm điều đó.

Chơi

Em bé chơi bằng cách nhìn, nghe, chạm, nếm và di chuyền. Khi em bé chơi, các thông tin về cảm giác được gửi tới vùng não bộ của trẻ. Các tương tác hóm hỉnh với ba mẹ giúp em bé thấy rằng mỗi hành động của bé đều tác động tới mọi người và các đồ vật xung quanh. Thời gian chơi chính là là em bé phát triển trí thông minh, thể chất, cảm giác và các kỹ năng xã hội.

Đồng thời, những tương tác trong lúc chơi với con như cảm xúc vui mừng thích thú, giúp não bộ của bé tiếp nhận thông tin cảm giác và dần hình thành cảm xúc cho trẻ. Tất cả những gì ba mẹ cần làm là cho bé chơi thoải mái trong khu vực an toàn, không có những đồ nhỏ, dễ gây ngạt thở. Vì với em bé, chơi đồng nghĩa với đưa mọi thứ trên tay vào miệng.

Khóc

Khóc là một cách cơ bản để trẻ giao tiếp với mọi người. Khi em bé khóc, cách tốt nhất để đáp lại là: ba mẹ đang nghe đây, mẹ đang cố gắng hiểu con cần gì. Đáp lại bé thật nhẹ nhàng và từ tốn giúp trí não trẻ phát triển vì nó giúp bé bình tĩnh và bớt căng thẳng hơn. Các nghiên cứu cho thấy, căng thẳng có tác động tiêu cực tới sự phát triển trí não của trẻ.

Khi bé khóc, ba mẹ hãy cố gắng hiểu lý do bé muốn gì. Ôm bé vào lòng, đi lại, nói nhẹ nhàng hoặc hát cho bé nghe. Những âm điệu nhẹ nhàng giúp vỗ về bé, cho bé cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Nội dung chínhHoạt động giúp trí não bé phát triển Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nội dung chínhHoạt động giúp trí não bé phát triển Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Nội dung chínhHoạt động giúp trí não bé phát triển Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Nội dung chínhHoạt động giúp trí não bé phát triển Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top