Mẹ có thực sự biết những bệnh về dinh dưỡng của bé? - Bé khỏe mẹ vui

Mẹ có thực sự biết những bệnh về dinh dưỡng của bé?

28/07/2016 | 12:03 Sáng   Lượt xem: 1663

Theo những nghiên cứu mới đây thì tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về dinh dưỡng ở Việt Nam đang ngày càng tăng: suy dinh dưỡng, béo phì, cận thị, chậm lớn, còi xương… Có khoảng 45% số ca tử vong trẻ em trên toàn cầu là do suy dinh dưỡng. Những chế độ ăn uống chưa khoa học và hợp lý đều có ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất cũng như trí tuệ của bé.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, suy dinh dưỡng là mối đe dọa lớn nhất tới sức khỏe của cộng đồng đặc biệt là trẻ em. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ, trong đó có chế độ ăn nghèo nàn, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng là nguyên nhân lớn nhất. Ngoài ra, bé biếng ăn hoặc gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, các căn bệnh tiềm ẩn cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian đầu mới sinh để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho bé.

  1. Bệnh thiếu dinh dưỡng – năng lượng ở trẻ

Đây là loại thiếu dinh dưỡng quan trọng nhất ở trẻ. Với biểu hiện là tình trạng chậm lớn đi kèm với các bệnh nhiễm khuẩn. Nguyên nhân của căn bệnh này là do:

  • Chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Bị nhiễm khuẩn , mắc các bệnh như: đường ruột, viêm cấp đường hô hấp, sởi làm bé chán ăn và hấp thu chậm các chất dinh dưỡng.

giúp trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh

Thiếu năng lượng dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ mà biểu hiện là từ chậm lớn cho đến các thể nặng hơn là Marasmus và Kwashiorkor.

  • Suy dinh dưỡng thể còm Marasmus là thể dinh dưỡng nặng nhất và hay gặp nhất ở trẻ. Xuất phát từ việc cai sữa sớm hoặc không bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý cho bé dẫn tới khẩu phần ăn thiếu protein và nhiệt lượng.
  • Suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor: thể này thì ít gặp hơn Marasmus, nguyên nhân của thể suy dinh dưỡng này là do chế độ ăn sam quá sớm hoặc thiếu chất làm không cung cấp đủ protein và carbohydrate.

Việc phục hồi lại thể trạng ban đầu của bé cần một khoảng thời gian dài và sự kiên trì. Nhưng đối với chiều cao thì có thể bé sẽ không thể trở về được chuẩn trung bình. Bởi vậy, các phụ huynh cần chú ý quan sát quá trình phát triển của bé để có những can thiệp sớm nhất khi bé bị suy dinh dưỡng. Có thể cho bé dùng loại men vi sinh có chứa cả Probiotic và Prebiotic để kích thích chứng thèm ăn ở bé đồng thời giúp hệ tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Các mẹ phân biệt Prebiotic với Probiotic nhé. Vì đa số các loại men vi sinh trên thị trường hiện nay mới chỉ chứa Probiotic – vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Còn Prebiotic lại là một dạng chất xơ hòa tan có thể kích thích sự tăng trưởng của các lợi khuẩn trong đường ruột như Probiotic và E-coli. Nhờ đó sẽ tối ưu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bé yêu.

  1. Béo phì ở trẻ em

Đây là nguyên nhân gây ra một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, rối loạn tuần hoàn não, huyết áp… cho bé sau này. Và một nguy cơ đáng báo động là tình trạng trẻ em béo phì ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân trước hết là do di truyền bẩm sinh, ít vận động cộng thêm thói quen ăn uống thiếu khoa học. Và các nguyên nhân ít gặp sau đó là do bé bị mắc các bệnh về nội tiết ở tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận.

Để phòng tránh bệnh này, các phụ huynh cần tập cho bé thói quen ăn nhiều đồ ăn giàu chất xơ, ăn các món luộc, hạn chế đồ ăn chiên xào. Cho bé vận động nhiều hơn, đặc biệt khuyến khích bé chơi các môn thể thao lành mạnh.

  1. Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt

Đây là một vấn đề thiếu dinh dưỡng quan trọng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Hằng năm có khoảng hơn 3,1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc bệnh khô mắt, hơn nửa triệu trẻ bị mù do thiếu vitamin A. Đây chính là một trong 5 nguyên nhân gây mù chủ yếu cho con người.

Triệu chứng của bệnh khô mắt:

Các mẹ cần hết sức lưu ý khi bé xuất hiện các biểu hiện sau

  • Bệnh quáng gà: buổi tối bé đi lại khó khăn, hay vấp phải các đồ vật xung quanh và phải lần theo tường để đi. Khi chơi đùa cùng các bạn thì không dám chạy theo chỉ ngồi yên một góc. Khi ăn thì có thể xúc trượt đồ ăn. Một số bé ít tuổi còn hay nhận nhầm mẹ.
  • Bị khô lòng trắng mắt: ở trạng thái bình thường tròng mắt của trẻ ướt đều, trong suốt, bóng láng. Nhưng ở giai đoạn này mắt của bé bị khô, trở nên sần sùi, sừng hóa. Lòng trắng mất dần trở nên mờ đục, đổi sang màu vàng hoặc xám nhạt đồng thời xuất hiện những đám bọt xốp trắng như xà phòng. Ở giai đoạn này trẻ hay chớp mắt hoặc cụp mắt xuống khi nhìn ra ánh sáng.
  • Bị khô lòng đen mắt: lòng đen ở người bình thường sẽ nhẵn bóng, ướt đều, trong suốt. Nhưng tới giai đoạn này, lòng đen ở mắt của bé sẽ mờ đục, sần sùi, trông lờ đờ. Nếu tới giai đoạn này mới đưa trẻ đi khám thì đã muộn, sẽ phải để lại sẹo ở giác mạc gây mù lòa thậm chí phải khoét bỏ nhãn cầu. Trẻ bị khô mắt thường mắc phải các bệnh khác như: suy dinh dưỡng, viêm phế quản, viêm phổ, sởi, tiêu chảy… đặc biệt có thể dẫn tới tử vong.

Phải xử lý thế nào?

  • Lập tức cho bé đi khám tại các cơ sở y tế. Sau đó, cho bé uống ngay 1 liều vitamin A liều cao 200.000 đv hoặc 4 viên vitamin A 50.000 đv.
  • Nếu không có vitamin A có thể cho trẻ ăn ngay 1-2 lạng gan lơn hoặc gan bò nấu chín mỗi ngày.
  • Cần kết hợp điều trị bệnh suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm khuẩn khác cho bé.

Hy vọng qua bài viết đã phần nào cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về những vấn đề dinh dưỡng hiện nay trẻ em Việt Nam đang mắc phải. Từ đó, giúp các mẹ nuôi bé tốt hơn.

  • Cách chữa bệnh viêm mũi, viêm họng ở trẻ không cần dùng thuốc
  • Nội dung chínhBệnh thiếu dinh dưỡng – năng lượng ở trẻBéo phì ở trẻ emThiếu vitamin A và bệnh khô mắtTriệu chứng của bệnh khô mắt:Phải xử lý thế nào? Vào thời điểm giao mùa trẻ rất dễ mắc bệnh viêm mũi, viêm họng nhưng việc dùng thuốc lại bị hạn chế đặc biệt là...
  • Xem thêm

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoáTrẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Cách trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhBệnh thiếu dinh dưỡng – năng lượng ở trẻBéo phì ở trẻ emThiếu vitamin A và bệnh khô mắtTriệu chứng của bệnh khô mắt:Phải xử lý thế nào? Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhBệnh thiếu dinh dưỡng – năng lượng ở trẻBéo phì ở trẻ emThiếu vitamin A và bệnh khô mắtTriệu chứng của bệnh khô mắt:Phải xử lý thế nào? Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhBệnh thiếu dinh dưỡng – năng lượng ở trẻBéo phì ở trẻ emThiếu vitamin A và bệnh khô mắtTriệu chứng của bệnh khô mắt:Phải xử lý thế nào? Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhBệnh thiếu dinh dưỡng – năng lượng ở trẻBéo phì ở trẻ emThiếu vitamin A và bệnh khô mắtTriệu chứng của bệnh khô mắt:Phải xử lý thế nào? Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top