Mẹ phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nắng nóng
20/07/2019 | 8:19 Sáng Lượt xem: 1529
Nắng nóng kèm theo sự thay đổi ngột của nhiệt độ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, siêu vi bùng phát và tấn công trẻ nhỏ. Cùng với đó, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ đồ mồ hôi nhiều dẫn tới nguy cơ mất nước, mất điện giải…
Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ thời tiết nắng nóng hiện nay, các mẹ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Trẻ con thích nghi kém
Trẻ em và người già là 2 đối tượng kém thích nghi nhất với sự thay đổi của nhiệt độ và thời tiết. Bởi trung tâm điều hòa nhiệt ở cơ thể nằm ở não bộ, trong khi trẻ em thì não bộ chưa được hoàn thiện còn người già thì đang lão hóa dần. Do đó, khi thời tiết nắng nóng kéo dài, cùng với sự bùng phát của vi khuẩn và siêu vi, là thời điểm thích hợp khiến trẻ dễ đổ bệnh.
Một số bệnh trẻ có thể gặp mùa nắng
Tiêu chảy và ngộ độc thức ăn là bệnh trẻ dễ mắc phải nhất. Nắng nóng khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh thuận lợi hơn. Các loại nước giải khát không đảm bảo cũng khiến trẻ dễ tiêu chảy hơn.
Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi (virus): sốt, ho, phát ban, nôn ói, quấy khóc… là những triệu chứng dễ gặp nếu trẻ nhiễm vi khuẩn, virus trong thời điểm nắng nóng này. Một số bệnh trẻ có thể gặp phải khi nắng nóng kéo dài như viêm phổi, sốt phát ban, thủy đậu, quai bị, viêm màng não, chân tay miệng, sốt xuất huyết… Đây đều là những bệnh nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Bảo vệ trẻ trong mùa nắng nóng
Để chủ động phòng ngừa những nguy cơ bệnh tật trẻ có thể mắc phải, mẹ có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay sạch sẽ và đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa sẽ giúp trẻ hạn chế được những nguy cơ gây bệnh từ chính đôi tay của mình.
Ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn: Ăn chín – uống sôi là nguyên tắc cơ bản đầu tiên khi phòng bệnh. Nếu có thể mẹ hãy tự tay chuẩn bị các bữa ăn hằng ngày cho con yêu nhé. Lựa chọn các nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo nguồn gốc, hạn chế các loại đồ ăn vặt, thức uống giải khát có gas hoặc không hợp vệ sinh.
Đảm bảo môi trường sống vệ sinh và an toàn: Cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường sống và vui chơi của trẻ. Làm thông thoáng môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi – trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.
Tăng cường uống nước và bù điện giải đầy đủ: Mẹ hãy chủ động cho bé uống nước chứ không nên để khát mới uống. Các loại nước trái cây, sinh tố, nước ép hoa quả… giàu khoáng và vitamin rất thích hợp trong những ngày hè này.
Tiêm ngừa đầy đủ: Hiện nay rất nhiều bệnh nguy hiểm đã có vacxin phòng ngừa đầy đủ. Mẹ đừng ngần ngại mà hãy đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng để chích ngừa các bệnh nguy hiểm ngay từ sớm nhé.
Các loại nước ép, sinh tố từ trái cây an toàn, bổ dưỡng, rất thích hợp cho trẻ trong ngày hè nắng nóng (Ảnh minh họa).
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, vì vậy, để đảm bảo sự khỏe mạnh cho trẻ, mẹ nên chăm sóc trẻ từ việc tăng cường sức đề kháng mỗi ngày. Ngoài các biện pháp vệ sinh phòng ngừa thì đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất là điều rất quan trọng. Trẻ càng nhỏ, mẹ càng cần chăm chút ký lưỡng hơn bởi lúc này hệ tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ vẫn con rất non nớt, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ tấn công qua đường ruột và gây bệnh. Để bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ, mẹ cần cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách tăng cường bổ sung lợi khuẩn và chất xơ hòa tan. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bổ sung lợi khuẩn từ các nguồn thực phẩm thân thuộc với cơ thể người như dưa muối, kim chi… sẽ an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ hơn. Thêm vào đó, colostrum và immune alpha là những dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ rất hiệu quả mà mẹ không nên bỏ qua trong mùa nắng này.
Nếu mẹ có thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa hay dinh dưỡng của trẻ, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chuyên gia Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) theo tổng đài tư vấn 0896.509.509 hoặc gửi thư qua hòm mail: bslethihai@bekhoemevui.vn.
Đánh giá bài viết
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...
Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...
Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...
Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...
Những “kẻ thù” gây tiêu chảy cho bé trong mùa hè Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp phải trong mùa hè, mùa hè cũng là khoảng thời gian xuất hiện nhiều “kẻ thù” gây bệnh tiêu chảy nhiều nhất. Các mẹ hãy cùng Bekhoemevui.vn điểm qua những “kẻ thù” nguy hiểm nhất…