MẸO CHỮA NÔN TRỚ CHO BÉ SƠ SINH - Bé khỏe mẹ vui

MẸO CHỮA NÔN TRỚ CHO BÉ SƠ SINH

24/10/2017 | 7:53 Chiều   Lượt xem: 1447

Mẹo chữa nôn trớ cho bé sơ sinh

Những tuần đầu sau sinh, bé có hiện tượng nôn trớ là do một lượng ít sữa còn được lưu giữ lại trong túi khí của bé khi bé bú hoặc do van cơ ở phía trên dạ dày còn quá yếu, chưa trưởng thành. Vì vậy đóng nhưng không chặt được như người trưởng thành, rất dễ mở ra gây nên hiện tượng nôn trớ không kiểm soát ở bé sơ sinh.

Một số mẹo chữa nôn trớ ở bé sơ sinh mà có thể mẹ chưa biết:

Cho bé bú đúng cách

Nếu bé bú mẹ, mẹ nên cho bé bí vú bên trái trước vì khi đó bé sẽ nằm nghiêng sang bên phải, lượng sữa trong dạ dày còn ít nên tránh được việc nôn trớ. Sau đó mẹ mới chuyển bé sang bú bầu vú bên phải. Lúc này dạ dày bé đã có nhiều sữa, cần được nằm nghiêng sang bên trái. Cách bú khoa học này giúp sữa dễ dàng đi xuống dạ dày bé mà không bị trào ngược ra ngoài. Còn nếu bé đang bú bình thì mẹ cần phải đảm bảo núm vú của bé luôn đầy sữa và không để bình sữa nằm nghiêng khi cho bé bú sữa.

Khi con bú, mẹ phải tìm cách dỗ dành, không nên để bé quấy khóc vì khi khóc, bé sẽ nuốt nhiều hơi làm căng dạ dày, dễ bị nôn trớ. Hoặc ngược lại, mẹ cũng tránh đùa giỡn, nô đùa khiến trẻ cười nhiều quá cũng sẽ khiến thức ăn dễ trào ngược ra ngoài.

Cho bé bú/ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Việc bú hoặc ăn quá nhiều một lúc sẽ làm cho dạ dày của bé căng lên, dễ trào ngược thức ăn ra ngoài. Vì vậy, khi bé bị nôn trớ, mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ, đồng thời không ép bé ăn quá nhiều khi chúng không muốn. Với bé đang bú mẹ, mẹ nên chia khoảng cách giữa các lần bú là khoảng 2-4 giờ. Với bé mới bước sang những ngày đầu của thời kỳ ăn dặm, mẹ càng phải chia thực đơn của bé thành nhiều bữa ăn nhỏ và cho bé ăn lượng thức ăn tăng dần để nâng cao sự thích ứng của bé.

Nới lỏng quần áo cho bé

Đôi khi việc mẹ mặc quần áo quá chật hoặc quấn tã quá chặt sẽ khiến cho thành bụng và dạ dày của bé bị chèn ép, khó chịu đẩy thức ăn trở ngược ra ngoài. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý hơn trong việc chăm sóc bé yêu. Khi bé bị nôn trớ, mẹ phải cho bé mặc càng thoáng càng tốt, nới lỏng quần áo khi cho bé bú, đặc biệt là khu vực quanh bụng.

Giữ đúng tư thế sau khi cho bé bú/ăn

Sau khi cho bé bú hoặc ăn xong thì việc mẹ giữ, bế bé đúng tư thế cũng khá quan trọng trong việc phòng tránh tình trạng bé bị nôn trớ. Mẹ nên bế bé cao đầu trong khoảng 15-20 phút, vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi, đẩy không khí ra ngoài cùng với việc đặt bé nằm nghiêng bên trái và kê đầu cao hơn. Mẹ đừng để bé bú hoặc ăn trong tư thế nằm vì rất dễ gây trớ ngược trở lại. Mẹ cũng lưu ý, không bé thay đổi tư thế một cách đột ngột sau khi ăn mẹ nhé!

Có thể nhiều mẹ chưa biết, men vi sinh có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng bé bị nôn trớ do rối loạn tiêu hóa bởi nó cung cấp một lượng lớn vi khuẩn có lợi đem đến một hệ đường ruột cân bằng và khỏe mạnh. Mẹ phải chú ý lựa chọn men vi sinh có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ tự nhiên để đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ có thể tham khảo loại men vi sinh được bào chế từ kim chi Hàn Quốc, có chứa cả probiotic (vi khuẩn có lợi) và prebiotic (chất xơ hòa tan) đang được rất nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ tin dùng hiện nay.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, tr biếng ăn, bé b tiêu chytr táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top