Mẹo giúp trẻ nhanh biết nhai
16/11/2013 | 8:22 Sáng Lượt xem: 1273
Sau 19 tháng tuổi, trẻ có ít nhất 16 răng sữa, bé có thể làm quen với việc nhai thức ăn như: cơm nhão tán nhuyễn. Đến độ sau 24 tháng tuổi, bé có khoảng 20 răng thì có thể tập ăn cơm mềm hay đồ ăn cứng hơn. Để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với kỹ năng nhai nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, bố mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên sau:
Đồ ăn nên mềm hơn của người lớn: Giai đoạn này khả năng nhai của trẻ chưa hoàn thiện vì thế bố mẹ chú ý thức ăn của bé thật mềm để bé có thể thích nghi dần dần với các kỹ năng nhai cũng như các kỹ năng cử động hàm, đẩy lưỡi, nuốt thức ăn.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Giàu và đủ: Bữa cơm cho bé cần đủ và giàu các nhóm chất dinh dưỡng. Bố mẹ lựa chọn những món bé thích và chế biến phù hợp với khẩu vị của trẻ.
Trong đó, các thực phẩm nhóm chất đạm (Thịt,cá,…) bố mẹ chú ý nấu mềm, thái nhỏ cho bé dùng. Thực phẩm nhóm rau củ giàu chất xơ cũng như vitamin nấu chín, trang trí đẹp mắt. Đặc biệt. trong bữa ăn của bé, bố mẹ cũng chú ý bổ sung đầy đủ nhóm chất béo, đáp ứng nhu cầu của bé trong những năm đầu đời.
Không đút miếng quá to hay ép ăn hết suất: Mẹ bắt đầu tập cho bé ăm dặm cơ bản với thức ăn bằng nửa hạt ngô. Bé sẽ cảm nhận thức ăn trong miệng, và bắt đầu làm quen với các kỹ năng nhai. Và mẹ không cần phải ép bé ăn hết phần thức ăn bởi điều quan trọng là bé học được kỹ năng nhai cơm, đẩy thức ăn bằng lưỡi, nuốt thức ăn,…
Tập nhai ngoài bữa ăn chính: Bên cạnh thức ăn mềm, mẹ có thể cho bé tập nhai bằng bánh mềm, hoặc trái cây xắt nhỏ. Cho bé nhón bằng tay những đồ ăn mềm như cà rốt thái nhỏ ninh nhừ,…
Tập trung: Các mẹ tạo sự tập trung cho bé nhai bằng cách không cho bé vừa ăn, vừa xem tivi hay chơi trò chơi vì nếu có tác động từ hoạt động khác bé sẽ “quên” nhai thậm chí còn dẫn đến tình trạng trẻ chỉ ngậm thức ăn. Điều này lâu dần bé sẽ không hình thành được kỹ năng nhai và cũng không có ý thức nhai, có thể dẫn đến biếng ăn.
Yêu thương: Tình yêu thương và thái độ của bố mẹ rất quan trọng. Nó có thể có tác dụng tích cực với trẻ nhưng cũng có thể phản tác dụng. Vì vậy các mẹ phải cần kiên trì, ân cần dỗ bé ăn, không nên tỏ thái độ bực tức, cáu bẩn hay quát mắng. Nhiều khi vì sợ mà không dám ăn, nhiều trẻ còn khóc lóc, bỏ ăn, trốn giờ ăn và sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như nhận thức của trẻ.
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger