Theo một nghiên cứu của trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, hiện nay 19% nguyên nhân bị hóc dị vật phải vào bệnh viện là do kẹo hoặc kẹo cao su. Kẹo cao suy có nhiều nguy cơ hơn hẳn các loại khác vì nó chữa các thành phần dẻo, dính và gây khó khăn khi nuốt.
Dung nạp nhiều chất động hại
Ban đầu kẹo cao su làm từ nhựa cây nhưng hiện nay, các loại kẹo cao su phần lớn thường làm từ bốn thành phần chính là: cao su tổng hợp, nhựa, đường công nghiệp và màu.
Chúng có thể chứa những hóa chất nguy hại cho sức khỏe như Aspartame có thể gây ung thư và gây độc thần kinh. Saccharin gây ung thư bang quang. Chất bảo quản butylated hydroxytoluene (BHT). Chất này còn có trong mỹ phẩm, thuốc, nhiên liệu máy bay và cả dung dịch ướp xác.
Theo tiến sỹ Benjamin Feingold, Mỹ, chất phụ gia này có thể gây tình trạng hiếu động thái quá ở trẻ, các bệnh về gan, thận, vô sinh, làm suy yếu hệ miễn dịch và cả ung thư.

Mối nguy hiểm không lường của kẹo cao su với trẻ nhỏ
Nhai kẹo khiến bé chán ăn
Nhai các thực phẩm có vị ngọt như kẹo cao su khiến bé cảm thấy không ngon miệng khi ăn các thực phẩm khác. Bên cạnh đó, nhai kẹo cao su khiến bé mỏi miệng và không còn hứng thú để nhai các thực phẩm dai như thịt bò, thịt lợn hay thịt gia cầm. Khi bé không ăn thịt, cơ thể sẽ thiếu chất, đặc biệt là protein. Protein rất quan trọng trong việc giúp cơ thể bé phát triển tốt, xây dựng các tế bào và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi ngày, bé từ 1-3 tuổi cần 16g protein, bé 4-6 tuổi cần 24g và bé 9-10 cần 28g. Nên trong các bữa ăn, ba mẹ cố gắng bổ sung đủ lượng protein này.
Nuốt bã kẹo cao su gây táo bón
Nếu trẻ ăn kẹo cao su và nuốt bã kẹo xuống ruột, bã kẹo này sẽ không thể tiêu hóa được. Khi bé nuốt quá nhiều hoặc ăn liền sau đó một số thực phẩm cứng như hạt ổi, hạt dưa hấu, chúng sẽ tụ lại và dính vào thành một khối gây táo bón và có thể tắc ruột.
Một ấn phẩm của Viện hàn lâm Nhi khoa mỹ báo cáo, có nhiều trường hợp trẻ em từ 1,5 đến 4,5 tuổi bị táo bón mạn tính. Sau khi áp dụng các phương pháp kiểm trẻ kỹ, các bác sỹ đã tìm tahasy có rất nhiều kẹo cao su dính kết lại từng khối cứng nằm trong trực tràng. Các bác sỹ gọi đây là hiện tượng dị vật kẹo cao su trong ruột.
Các bác sỹ khuyến cáo, phụ huỵnh không nên cho trẻ con nhai kẹo cao su cho đến khi bé hiểu được mối nguy hiểm khi nuốt bã kẹo. Hầu hết, khi 5 tuổi, bé mới hiểu tại sao kẹo cao su khác với các loại khác là không được nuốt.
Kẹo cao su ảnh hưởng đến răng, hàm
Tiến sỹ Douglas Sinn, Trung tâm y khoa UT Tây Nam, Mỹ, cho biết nếu liên tục nhai kẹo cao su sẽ làm hàm mỏi, dẫn đến co thắt và đau cơ hàm, gây hội chứng viêm khớp thái dương hàm, làm đâu đầu, gây đóng và mở hàm đúng cách. Khi nhai liên tục, người nhai có xu hướng nghiến răng, có thể làm tổn thương lưới, lợi và môi.
Trên thực tế kẹo cao su rất nghèo chất dinh dưỡng. Cứ trong 3g kẹo cao su chỉ chứa 7 calorie. Ngoài 2g đường, 2 g carbonhydrate, 0.1 g chất xơ, kẹo cao su không có chứa chất đạm, béo và các vitamin, sắt, kẽm, can xi