Mối nguy hiểm ngày hè cho sức khỏe mẹ và bé - Bé khỏe mẹ vui

Mối nguy hiểm ngày hè cho sức khỏe mẹ và bé

09/05/2014 | 8:00 Chiều   Lượt xem: 1586

Mối nguy hiểm ngày hè cho sức khỏe mẹ và bé

Mùa hè là mùa của ánh nắng mặt trời và những cơn mưa rào. Chính sự thay đổi nắng mưa này đã đem đến nhiều rủi ro sức khỏe cho con người, nhất là mẹ và bé – những người có sức đề kháng kém rất dễ trở bệnh mỗi khi hè về.

Cơ thể mất nước

Mùa hè, cơ thể có nhiều cơ thể tự giải nhiệt cho cơ thể như đổ mồ hôi, tỏa nhiệt qua da. Vì vậ mà cơ thể rất dễ bị mất nước, gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Khi cơ thể bị mất nước, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đều gặp khó khăn.

Chính vì vậy mà bạn cần luôn đảm bảo được lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Hãy cố gắng uống từ 1.5 – 3 lít nước mỗi ngày. Lượng nước như vậy không chỉ giúp bạn bổ sung lượng nước đã mất mà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Mối nguy hiểm ngày hè cho sức khỏe mẹ và bé

Ảnh: Sưu tầm Internet

Mùa hè mang đến nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé

Tăng thân nhiệt quá mức

Tăng thân nhiệt với những người khỏe mạnh có thể không sao, nhưng với những đối tượng có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt kém như trẻ em và phụ nữ có thai sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn tới kiệt sức, thậm chí là đột quỵ.

Giống như bị sốt, tăng thân nhiệt có thể làm tổn thương não bộ và các cơ quan trong cơ thể. Nếu ảnh hưởng lâu dài chúng có thể gây ra bệnh tim, máu lưu thông kém và béo phì. Hơn nữa, khi bị tăng thân nhiệt, các loại thuốc bổ trợ như thuốc cao huyết áp, trợ tim và trầm cảm đều không có tác dụng, khiến cho vấn đề tăng thân nhiệt vào mùa hè càng trở nên nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, bạn có thể lưu ý một số dấu hiệu nhận biết khi cơ thể chuyển sang nguy hiểm do bị tăng thân nhiệt như đầu óc mơ hồ, thở ngắn, thở nhanh, cơ thể không ra mồ hôi nữa và bạn cảm thấy có dòng điện chạy nhanh trong người. Nếu thấy các triệu chứng này, bạn và người thân hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Ngộ độc thức ăn

Cái nắng nóng mùa hè khiến thức ăn dễ hỏng hơn bao giờ hết, nhất là trong điều kiện được đóng gói cẩn thận, kín hơn. Chính vì vậy mà mùa hè là thời gian tỉ lệ ngộ độc thực phẩm cao nhất trong năm.

Vậy nên, trong mùa hè, bạn cần luon đảm bảo an toàn về chất lượng và xử lý thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn. Bạn cần sử dụng tủ lạnh hoặc những nơi thoáng mát để cất trữ thực phẩm. Đặc biệt là tránh đậy kín để thực phẩm không có điều kiện bị ôi thiu, hư hỏng.

Ung thư da

Mùa hè về làm tăng nguy cơ ung thư da hơn bao giờ hết do lượng tia UV trong ánh nắng mặt trời tác động tới da của bạn quá nhiều. Nhất là các đối tượng làm việc dưới ánh nắng mặt trời thường xuyên, hoặc da bị cháy nắng, những người có da và tóc sáng màu cũng rất dễ bắt nắng. Đặc biệt nguy cơ un thư da tăng lên với những người có tiền sử ung thư da trong gia đình và những người trên 50 tuổi. Đó đều là những đối tượng sở hữu làn da bị lão hóa hoặc cấu trúc của làn da có khả năng tự bảo vệ trước tia tử ngoại yếu hơn bình thường.

Nếu được phát hiện sớm, ung thư da có thể được điều trị một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên chủ động phòng tránh ung thư da bằng việc trang bị đầy đủ mũ, nón, khẩu trang, kính để bảo vệ da trước khi ra ngoài tiếp xúc ánh mặt trời.

Mắt bị tổn thương

Tia UV trong ánh mặt trời có thể làm hỏng đôi mắt của bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng khi đi dưới ánh nắng mặt trời bạn đã “thủ” trong túi chiếc kính râm để giảm bớt tia cực tím tác động làm tổn thương mắt.

Các bệnh lây nhiễm

Mùa hè đến là điều kiện thuận lợi để vi trùng gây bệnh, vi-rút, vi khuẩn có hại bùng phát và gây ra dịch. Nhất là các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có sức đề kháng kém sẽ rất dễ bị các yếu tố độc hại này tấn công.

Nhất là mùa hè khi cái nóng tấn công, nước đá, nước mát được tiêu dùng quá nhiều khiến cho các mối nguy hiểm về bệnh viêm họng, viêm phế quản ngày càng cao. Khi cơ thể yếu, khả năng tự bảo vệ kém, khiến cho cơ thể càng dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top