Một số biến chứng sau khi trẻ tiêm phòng các mẹ cần biết

Một số biến chứng sau khi trẻ tiêm phòng các mẹ cần biết

11/12/2014 | 2:31 Chiều   Lượt xem: 1390

Một số biến chứng sau khi trẻ tiêm phòng các mẹ cần biết

Tiêm phòng là một điều cần thiết với trẻ. Thế nhưng, đôi khi sau khi tiêm chủng có một số hiện tượng như sốt hoặc sưng tại chỗ tiêm. Với một số triệu chứng đó các mẹ cần học cách xử lý chúng tại nhà một cách dễ dàng.

Trẻ bị sốt nhẹ

tre-sot-nhe

Ảnh: Sưu tầm Internet

Trẻ bị sốt nhẹ là biến chứng phổ biến nhất sau tiêm

Trẻ bị sốt nhẹ, cơ thể bị tăng nhiệt độ là một trong những biến chứng phổ biến nhất sau khi chủng ngừa. Khi cơ thể bé tăng nhiệt độ, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Thế nhưng, với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.

Các bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.

Trong một vài trường hợp, bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của bé không hề giảm hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.

Vết tiêm bị sưng, đỏ

Tại chỗ tiêm phòng cho trẻ có hiện tượng bị sưng đỏ. Đây là trường hợp hiếm gặp, thế nhưng cha mẹ cũng cần biết cách xử lý. Lúc này, cha mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm vào chỗ tiêm cho bé. Nén để giữ trong khoảng từ 15-20 phút, nhưng không nên để lâu hơn. Khi đó, cha mẹ nên nghỉ chườm một lúc rồi mới tiếp tục.

Nếu vết sưng tấy là một khu vực rộng lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

Trẻ bị phát ban, nổi mề đay

Trường hợp, sau khoảng 1 tới 2 tuần sau khi tiêm phòng trẻ có thể bị bệnh sởi, rubella, quai bị và thủy đậu. Thông thường, sau một vài ngày nó tự biến mất mà không cần điều trị. Vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé.

Khi trẻ bị những chứng mẩn ngứa phát ban nổi mề đay…Mẹ cần chú ý kiêng khem tốt cho con

phat-ban

Ảnh: Sưu tầm Internet

Sau khoảng 1 tới 2 tuần sau khi tiêm phòng trẻ có thể bị bệnh sởi, rubella

Trẻ bị khó chịu, mất cảm giác ngon miệng

Những biểu hiện như trẻ bị buồn ngủ, trẻ có dấu hiệu bị biếng ăn vào ngày đầu sau khi tiêm phòng. Trong trường hợp này cha mẹ không nên ép con ăn, thay vào đó cung cấp nhiều chất lỏng hơn, chẳng hạn như nước, nước trái cây hay sữa…

Hãy chắc chắn rằng môi trường trong nhà thoải mái đối với trẻ – đúng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Nếu phòng quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng có thể ngủ kém.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị sốt cao từ 38.5 độ trở lên, có uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm.
  • Trẻ bị nổi ban.
  • Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, khóc, quấy, bú kém…. nặng hơn hay kéo dài trên 24 giờ.
  • Trẻ bị co giật hoặc co giật giống như động kinh.
  • Trẻ trở nên tím tái và mất ý thức.
Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhTrẻ bị sốt nhẹ Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhTrẻ bị sốt nhẹ Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra...

    Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện

    Nội dung chínhTrẻ bị sốt nhẹ Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè.  Không giống như người lớn, tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nếu mẹ không biết cách xử trí đúng đắn....

    Mẹ phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nắng nóng

    Nội dung chínhTrẻ bị sốt nhẹ Nắng nóng kèm theo sự thay đổi ngột của nhiệt độ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, siêu vi bùng phát và tấn công trẻ nhỏ. Cùng với đó, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ đồ mồ hôi nhiều dẫn tới nguy cơ mất...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top