Một số chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Một số chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

01/12/2014 | 10:18 Sáng   Lượt xem: 1661

Một số chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Theo thống kê của BV Nhi Trung ương cho thấy, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi bị rối loạn tiêu hóa lên đến 59,2%, từ 1 đến 2 tuổi là 39,9%.

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu trong khi nhu cầu dinh dưỡng lớn cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện (thể chất, trí tuệ…), đòi hỏi hệ tiêu hóa làm việc với hiệu suất cao hơn người lớn. Vì vậy, nắm vững những đặc điểm ở trẻ nhỏ có thể giúp cha mẹ phòng ngừa và xử trí hiệu quả những vấn đề tiêu hóa xảy ra với bé. Đường tiêu hóa cũng là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh và dị ứng. Cần phải hiểu rõ một số chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ sau đây:

1. Trào ngược dạ dày- thực quản

be-bi-non

Ảnh: Sưu tầm Internet

                  Trẻ bị nôn vì rối loạn tiêu hóa

Là hiện tượng một phần các chất chứa trong dạ dày đi ngược lên thực quản thường gặp ở trẻ < 18 tháng. Trào ngược bệnh lý khi thường xuyên và kéo dài, hoặc không tự giảm theo tuổi gây ra viêm thực quản

Triệu chứng thường là trớ ra sữa chua, khóc khi bú, bỏ bú, khóc không rõ nguyên nhân, trẻ lớn ợ chua, nóng rát sau thực quản, viêm thực quản: đau khi bú, nóng rát, viêm thanh quản tái diễn, khò khè.

Hậu quả là trẻ hay bị suy dinh dưỡng, viêm loét thực quản, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu thiếu sắt,viêm hô hấp tái diễn.

 2. Táo bón

Đây là triệu chứng khá phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp. Biểu hiện là trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần; phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to rắn; bụng bị cứng và có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được… Hậu quả có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, đau bụng hay nôn trớ và quấy khóc. Cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3-4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm.

Nguyên nhân của tình trạng này là do bé ăn chưa đủ số lượng; pha sữa quá đặc; mẹ bị táo bón cho con bú; bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn rau, quả. Một số bé bị táo bón là do yếu tố tâm lý, thường gặp ở trẻ mẫu giáo do bé ngại xin phép hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện. Hậu quả là sau vài lần làm cho đại tràng dần to, phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thước đại tràng để gây phản xạ đi ngoài. Bên cạnh đó, trẻ dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, bị còi xương, suy dinh dưỡng… cũng bị táo bón.

Khi trẻ bị táo bón cần điều trị như sau:

– Cho trẻ uống nhiều nước.

– Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: rau, củ khoai lang; mồng tơi; đu đủ; chuối tiêu; cam; bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

– Chọn loại sữa không gây táo bón: có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.

Bên cạnh đó, luyện tập cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp phòng táo bón. Cụ thể, cha mẹ cần tăng cường vận động cho bé: chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn). Hoặc xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái dọc theo khung đại tràng ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (với trẻ dưới 1 tuổi). Đồng thời, tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi hoặc cho trẻ ngồi vào bô vào một giờ nhất định.

Nếu trẻ bị táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng; táo bón ngay sau khi sinh; kém ăn, gầy sút cân… thì cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

3. Tiêu chảy cấp

Trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày được gọi là tiêu chảy cấp. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối.

Bé thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Một số có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày, có máu.

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy:

– Tùy từng mức độ mất nước mà cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, oresol hoặc dung dịch tự chế. Nếu trẻ nôn thì đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, chú ý cho uống chậm, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Nếu tình trạng mất nước nặng thì cần nhập viện điều trị.

– Nước chuối, hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho một thìa gạt muối (3,5 g) cho trẻ uống dần.

– Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, dầu thực vật, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.

4. Đau bụng

be-dau-bung

Ảnh: Sưu tầm Internet    

                  Không được chủ quan khi bé bị đau bụng

Cơn đau bụng thường xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài hàng giờ. Khi đó, trẻ thường khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Trẻ đi tiêu xong có thể sẽ hết đau. Đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do trẻ bị đói, hoặc nuốt nhiều hơi khi bú, có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa hay nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu đau bụng sau khi bé đi tiêu mà vẫn không đỡ, đau bụng kéo dài , bé quấy khóc các mẹ nên cho bé tới các trung tâm y tế để được thăm khám sớm.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè.  Không giống như người lớn, tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nếu mẹ không biết cách xử trí đúng đắn. Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên...

Mẹ phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nắng nóng

Nắng nóng kèm theo sự thay đổi ngột của nhiệt độ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, siêu vi bùng phát và tấn công trẻ nhỏ. Cùng với đó, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ đồ mồ hôi nhiều dẫn tới nguy cơ mất nước, mất điện giải… Có rất...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top