MẸ NÊN CHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN KHI MỌC RĂNG THẾ NÀO ? - Bé khỏe mẹ vui

MẸ NÊN CHĂM SÓC TRẺ BIẾNG ĂN KHI MỌC RĂNG THẾ NÀO ?

08/01/2018 | 10:08 Chiều   Lượt xem: 1049

Mẹ nên chăm sóc trẻ biếng ăn khi mọc răng thế nào?

Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, cơ thể trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi trong phát triển, trong đó có giai đoạn mọc răng. Đây là thời điểm khá quan trọng mà cha mẹ cần phải chú ý nhiều hơn, tìm hiểu tâm lý của con cũng như phải có sự khéo léo trong cách chăm sóc để tránh tình trạng trẻ biếng ăn khi mọc răng dẫn đến suy nhược cơ thể, sút cân, sức khỏe không được đảm bảo.

Nguyên nhân trẻ bị biếng ăn khi mọc răng

Khi bước vào thời kỳ mọc răng, trẻ sẽ bị sưng nướu, chảy dãi nhiều, sốt, tiêu chảy, rôm sảy, ho, sổ mũi, thậm chí nhiều trẻ còn có triệu chứng viêm, tấy đỏ, loét miệng, cằm quanh miệng nổi phát ban… Chính những dấu hiệu này là nguyên nhân khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, lười ăn, biếng ăn. Điều này khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, không biết cần phải làm gì để giúp con yêu ăn ngon miệng hơn.

Nhiều bà mẹ thắc mắc, việc cho trẻ sử dụng men vi sinh khi trẻ biếng ăn do mọc răng là đúng hay sai? Chúng tôi xin khẳng định rằng đó là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng. Bởi, men vi sinh sẽ giúp tăng cường, bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn cho cơ thể trẻ. Những lợi khuẩn này khi đi vào hệ tiêu hóa sẽ đảm bảo sự cân bằng, đẩy lùi các hại khuẩn gây bệnh. Trẻ sẽ có một sức đề kháng tốt, một hệ đường ruột khỏe mạnh, từ đó kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, phát triển tốt hơn. Mẹ chớ nhầm lẫn men vi sinh với men tiêu hóa nhé vì đây là hai sản phẩm có chức năng và cách sử dụng hoàn toàn khác nhau.

Vậy mẹ nên cho trẻ ăn gì trong giai đoạn này?

Như đã trình bày ở trên, trẻ sẽ không tự nhiên biếng ăn mà nguyên nhân là do trẻ bị ảnh hưởng của việc mọc răng. Khi bước vào giai đoạn này, cơ thể trẻ sẽ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, răng lợi đau nhức nên trẻ sẽ luôn cáu khỉnh, tránh xa các món ăn ngay cả những đồ ăn mà trẻ từng rất thích trước đây. Trẻ sẽ phản ứng lại với tất cả những gì mà trẻ không thích, và sợ hãi khi đến gần bữa ăn. Do vậy, sự kiên trì của mẹ là rất quan trọng. Mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều bằng những biện pháp cứng rắn. Vì điều này sẽ phản tác dụng và chỉ khiến trẻ biếng ăn hơn mà thôi.

Mẹ nên chế biến các món ăn mềm cho trẻ như canh, súp hoặc các món cháo dinh dưỡng để trẻ dễ nuốt hơn và không phải nhai nhiều. Mẹ cần tránh cho trẻ ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng miệng. Bên cạnh đó, mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn của con và tăng số bữa ăn trong ngày.

Hơn nữa, để đảm bảo trẻ có một hàm răng chắc khỏe, mẹ lưu ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều caxi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Canxi có nhiều trong cá, tôm, cua, đậu phụ… hoặc trong các loại quả như: cam, kiwi, dâu… Cho trẻ uống nhiều sữa, nước ép hoa quả để bổ sung lượng vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Một điểm nữa các mẹ cũng cần lưu ý đó là bổ sung selen và kẽm cho trẻ. Có thể nhiều bậc phụ hunh không biết rằng hai chất này có tác dụng giúp trẻ tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Chúng có nhiều hải sản, thịt, rau xanh… Khi cơ thể trẻ được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và được nhận sự chăm chút của mẹ thì chúng tôi tin rằng con bạn sẽ vượt qua được tình trạng biếng ăn thời kỳ mọc răng một cách dễ dàng.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, tr biếng ăn, bé b tiêu chytr táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top