Nên làm gì khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân - Bé khỏe mẹ vui

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân

12/07/2019 | 4:30 Chiều   Lượt xem: 1308

Thông thường một đứa trẻ sơ sinh có xu hướng giảm hoặc đứng cân trong vài ngày đầu sau sinh. Khoảng thời gian sau đó, cơ thể bé sẽ tăng tốc hấp thu và tăng cân đều đặn. Tăng cân là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể trẻ đang phát triển ổn định. Nhưng nếu hai tuần sau sinh mà trẻ vẫn chưa tăng cân hoặc tăng không đều đặn thì đó quả là một vấn đề đáng lo ngại với cha mẹ.

Đã làm mẹ ai chẳng muốn con mình tăng cân. Nếu con yêu không tăng cân hoặc tăng chậm, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:

  • Chăm chút cho giấc ngủ của con: Ngủ không chỉ giúp trẻ thư giãn mà đó còn là khoảng thời gian để hormone tăng trưởng của cơ thể bé hoạt động mạnh mẽ hơn. Do vậy, mẹ cần chăm chút cẩn thận cho từng giấc ngủ của trẻ. Đặc biệt trẻ cần được sâu giấc trong khoảng thời gian từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng, lúc này hormone tăng trưởng của trẻ tăng tiết gấp 4 lần những khoảng thời gian khác.
  • Cho trẻ bú đúng cách: Hãy chắc chắn rằng em bé được ngậm vú một cách chính xác. Nếu mẹ mới nuôi con lần đầu, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể nhất.
  • Bú thường xuyên: Bé cần được bú mẹ mỗi 2-3 tiếng và bất cứ khi nào trẻ đói. Mẹ đừng giãn khoảng cách giữa các cữ bú (khoảng 3-4 tiếng mỗi lần) giống những bé bú sữa công thức, bởi sữa mẹ luôn dễ tiêu hóa hơn, khiến bé chóng đói hơn. Cố gắng giữ cho thời gian bú càng lâu càng tốt vì hàm lượng chất béo trong sữa mẹ càng về cuối càng lớn.
  • Bú đúng cữ: rất nhiều trẻ chỉ “thích ngủ” mà bỏ bú cả ngày hoặc đêm. Việc này sẽ khiến trẻ không có đủ năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Mẹ đừng nghĩ rằng khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ ít tiêu tốn năng lượng. Sự thật là khi ngủ, các cơ quan vẫn hoạt động bình thường. Vậy nên, nếu trẻ ngủ nhiều, mẹ cần đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú đúng cữ nhé.
  • Không dùng núm vú giả: Em bé ngậm vú giả thường xuyên có thể khiến bé mệt mỏi, lười bú, làm giảm chất lượng mỗi cữ bú. Tốt nhất, mẹ không nên cho bé ngậm vú giả trong 4-6 tuần đầu sau sinh.
  • Tăng cường hoạt động: Cố gắng kích thích bé hoạt động trong vòng 20 phút từ lúc bú để bé không ngủ quên. Mẹ có thể cù tay chân, thay đổi tư thế, vỗ lưng giúp bé ợ hơi…
  • Cho bé dùng thêm sữa bột (nếu cần): Nếu sữa mẹ được xác định là không đủ lượng và chất đủ cho trẻ, các chuyên gia có thể khuyến cáo mẹ dùng thêm sữa bột.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nếu trẻ có những vấn đề nghiêm trọng hơn, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị an toàn.
  • Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm: Hầu hết các thực phẩm ăn dặm sẽ không chứa đủ lượng dinh dưỡng mà trẻ cần như sữa mẹ. Mẹ không nên cho trẻ ăn dặm sớm hơn 6 tháng nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Ở một số trẻ do hệ tiêu hóa hoạt động chưa được “trơn tru” , thường xuyên xảy ra tình trạng rối loạn, tiêu chảy, táo bón….khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng bị gián đoạn, do vậy cân nặng bị ảnh hưởng rất nhiều. Để khắc phục tình trạng này, ngoài vệ sinh và dinh dưỡng, bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột là biện pháp luôn được các chuyên gia khuyến cáo. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, không phải bất cứ nguồn lợi khuẩn nào cũng phù hợp và an toàn. Mẹ cần chú ý chọn các nguồn thân thuộc với cơ thể người như lợi khuẩn được phân lập từ Kim chi, dưa muối…cùng công nghệ sản xuất hiện đại (Lab2pro), đã được bộ y tế và các chuyên gia chứng nhận và khuyên dùng để an toàn và hiệu quả cho con yêu nhé!

Bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa là một giải pháp giúp trẻ sơ sinh tăng cân hiệu quả (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên, mẹ nên tìm hiểu kỹ để có cách giải quyết sớm, tránh kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Nếu mẹ có thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa hay dinh dưỡng của trẻ, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chuyên gia Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)  theo tổng đài tư vấn 0896.509.509 hoặc gửi thư qua hòm mail: bslethihai@bekhoemevui.vn.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top