Hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ của trẻ không chỉ ảnh hưởng đến độ sâu giấc ngủ của trẻ mà còn có nhiều ảnh hưởng to lớn khác mà mẹ không lường trước như : viêm đường hô hấp hay còi xương, hay ốm đau gầy yếu. Mẹ có biết nguyên nhân mồ hôi trộm của bé là gì không?
Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm ở trẻ
Bất thường sinh lý
Trường hợp này thường gặp khi hệ thần kinh đại não của bé phát triển chưa hoàn thiện, sự trao đổi chất ở bé diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể.
Trẻ có bệnh. Thường xuất hiện ở những bé mắc bệnh còi xương, biếng ăn, lười ăn chán ăn, đi ngoài…

Ảnh: Sưu tầm Internet
Thiếu vitamin D
Các bé dưới 1 tuổi đa số hay thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất. Thiếu vitamin D gây nên thể trạng yếu đuối, mệt mỏi và hay đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
Thiếu ánh mặt trời
Mặt trời chính là nguồn năng lượng giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi cho bé. Nếu nơi sinh sống quá chật hẹp, hoặc do tập quán giữ bé trong nhà, không cho tiếp xúc với ánh sáng…cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
Phòng quá kín, quá nóng hoặc quá lạnh
Khi phòng kín, quá nóng, quá lạnh khiến cho không khí không lưu thông, hô hấp bé gặp vấn đề, cơ thể tiết mồ hôi để ổn định sự hằng nhiệt.
Mẹ ủ quá nhiều quần áo.Một số bé bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm vì mẹ đắp quá nhiều chăn cho bé, hoặc mẹ mặc quá nhiều đồ.
Mồ hôi chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách, trong khi những vị trí khác như bụng, cánh tay, đùi không hề có. Có thể thấy vùng tóc dưới gáy rụng, tạo thành vệt người ta gọi đó là dấu hiệu vành khăn.
Nếu tình trạng đổ mồ hôi kéo dài sẽ khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay quấy khóc, biếng ăn, gầy sút… Lâu ngày sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé.
Các biện pháp khắc phục
Điều trị mồ mồ trộm cho trẻ bạn cần chú ý:
- Phòng của trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ. Luôn tạo cho trẻ môi trường phát triển tốt nhất.
- Kiểm tra và để nhiệt độ phòng hợp lý.
- Không mặc quá nhiều quần áo hay quần áo dày cho bé khi đi ngủ
- Bổ sung canxi và vitamin D hợp lý.
- Đưa trẻ ra ngoài tắm nắng vào buổi sáng hoặc chiều ít nhất 2 lần một tuần.
Nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của bé kèm theo một số triệu chứng khác ở bé như bé bị sốt thường xuyên, tỉnh giấc thường xuyên thì nên đưa trẻ tới trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời.