Những điều mẹ cần làm giúp trẻ không bị ốm

Những điều mẹ cần làm giúp trẻ không bị ốm

30/03/2014 | 10:48 Sáng   Lượt xem: 1404

Những điều mẹ cần làm giúp trẻ không bị ốm

Trẻ bị ốm là lúc mà cơ thể hoàn toàn không có khả năng chống lại các tác nhân độc hại ngoài môi trường. Những việc mẹ cần làm ngay bây giờ đó là giúp trẻ tăng cường khả năng tự bảo vệ và nếu bị bệnh cũng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Không bỏ qua các chương trình tiêm chủng

Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để cơ thể bé tập luyện khả năng miễn dịch của cơ thể. Sau khi trẻ chào đời, mẹ nên cho trẻ tiêm ngay các loại vắc-xin theo chương trình tiêm phòng mở rộng trong cả nước. Đặc biệt là tiêm Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K, một căn bệnh gây ra hiện tượng xuất huyết ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra tiêm chủng ngừa viêm gan B cũng là một mũi tiêm phòng quan trọng không kém.

Những điều mẹ cần làm giúp trẻ không bị ốm

Ảnh: Sưu tầm Internet

Những điều mẹ cần làm giúp trẻ không bị ốm

Không tự ý chữa trị khi trẻ bị ốm

Một sai lầm rất hay gặp ở các gia đình ở Việt Nam khi chăm sóc trẻ bị ốm là khi trẻ có biểu hiện bị ốm, các bậc cha mẹ thường tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không đến khám bác sĩ hoặc làm theo chỉ định của những người có chuyên môn. Điều này không những khiến tình trạng của trẻ không được cải thiện mà còn dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm.

Nhất là khi trẻ bị sốt. Thực ra sốt thông thường là phản ứng của cơ thể khi nhiễm khuẩn. Ban đầu không nên dùng thuốc ngay, mẹ chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé bị sốt cao kéo dài. Tốt nhất là mẹ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được tư vấn chính xác, thay vì tự ý mua thuốc và tự chữa cho bé ở nhà.

Phân biệt được vàng da sinh lý với bệnh vàng da

Trẻ khi mới sinh thường bị vàng da, đó gọi là hiện tượng vàng da sinh lý. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xuất hiện trong khoảng 1 tuần là tự hết. Song có nhiều trường hợp, Hiện tượng vàng da là hiện tượng sinh lý, xuất hiện ở hầu hết trẻ mới sinh.Tuy nhiên cũng có nhiều trẻ có hiện tượng da bị vàng là do bệnh vàng da, một bệnh vô cùng nguy hiểm.

Thông thường hiện tượng vàng da sinh lý sẽ xuất hiện và biến mất trong vòng 1 tuần. Trong khi đó, các biểu hiện vàng da do bệnh lâu khỏi hơn và lan tới bàn tay, bàn chân hoặc vàng da qua rốn, vàng da tới lòng bàn tay, bàn chân, vàng da kèm bú kém, bỏ bú, gồng người. Ba mẹ cần phân biệt hai hiện tượng này vì vàng da do bệnh khá nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Ba mẹ đừng chủ quan và cho rằng đó là vàng da sinh lý.

Giúp trẻ mạnh khỏe trước thời tiết

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ bị các vi khuẩn, vi-rút gây bệnh xâm nhập. Trên thực tế, không phải trời lạnh, hoặc trời ẩm ướt khiến trẻ bị cảm lạnh mà là do thời tiết này là điều kiện để các virus gây bệnh bùng phát và tấn công trẻ.

Vì vậy khi môi trường không thuận lợi mẹ cần bảo vệ con nhiều hơn, chú ý vệ sinh và việc ăn uống của trẻ để trẻ có sức khỏe tốt, chống chọi được với bệnh tật.

Mẹ cũng không nên cho trẻ kiêng sữa hay thức ăn khi trẻ bị ốm. Đảm bảo chất lượng bữa ăn giúp bé yêu nhanh chóng hồi phục hơn cũng như không bị kiệt sức vì mệt mỏi.

Để hạn chế khả năng bị ốm cũng như bị các tác nhân bên ngoài tấn công, mẹ cần đảm bảo một môi trường lành mạnh cũng như khả năng tự bảo vệ của trẻ cao nhất có thể. Đôi khi cũng là cho trẻ tập quen dần với môi trường để bản thân tự tập luyện khả năng đề kháng trước bệnh tật.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top