Biếng ăn không chỉ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở bé mà còn gây ra nhiều căn bệnh như: nhiễm khuẩn hô hấp, các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây trong quá trình xây dựng thực đơn giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi trẻ biếng ăn.
Biếng ăn có rất nhiều triệu chứng khác nhau nên trước hết các mẹ cần nắm rõ 5 biểu hiện thường gặp nhất dưới đây để phát hiện và có những điều chỉnh kịp thời khi bé biếng ăn:
– Trẻ không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.
– Con ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn lâu không chịu nuốt, bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
– Quấy nhiễu trong giờ ăn: chạy trốn khi tới bữa, nghe thấy tiếng lanh canh của bát, thìa hoặc nhìn thấy thức ăn là có phản ứng buồn nôn, la khóc bướng bỉnh.
– Số bữa hoặc lượng thức ăn ít hơn so với những bé cùng độ tuổi.
– Trong bữa cơm, không chịu ăn một số loại thực phẩm như: cá, thịt, trứng, sữa và rất hay khó chịu.
Tuy nhiên cũng có thể do thời tiết thay đổi hoặc bé đang mắc các bệnh về viêm đường hô hấp, tiêu chảy… dẫn tới bé bị biếng ăn trong ngắn hạn. Đôi khi cũng có thể do thực đơn mẹ cho bé ăn không phù hợp, cách cho bé ăn không đúng: dọa nạt, ép con ăn nhiều. Bởi vậy, để lên được một khẩu phần ăn đảm bảo và phù hợp khi trẻ bị biếng ăn mẹ cần lưu ý những điểm sau.
-
Những lưu ý khi lên thực đơn cho bé bị biếng ăn
– Tăng lượng dầu mỡ: Chế độ ăn hàng ngày của bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất béo, chất đạm, rau củ quả. Khi bé bị biếng ăn và chậm tăng cân, mẹ có thể tăng lượng dầu mỡ – nhóm chất béo trong mỗi bữa ăn của bé. Bởi dầu mỡ cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi chất bột và chất đạm.

– Không xay nhuyễn đồ ăn của bé: các mẹ nên băm nhỏ hoặc nấu mềm thức ăn để bé tập nhai. Việc này sẽ giúp bé tự thưởng thức hương vị của từng loại món ăn, kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động và không làm mất đi độ dinh dưỡng.
– Chia nhỏ bữa ăn: thay vì cho bé ăn 3 bữa chính và ép bé ăn, mẹ có thể chia thành 5,6 bữa/ngày với lượng thức ăn ít hơn. Đồng thời, mẹ có thể cho con ăn thêm bữa phụ bằng: hoa quả, sữa, sữa chua, sinh tố…
– Không chế biến đồ ăn quá đặc hoặc quá lỏng: việc này có thể khiến bé khó ăn hoặc phải ăn nhiều nước, nhanh no, giảm việc nhai nuốt của trẻ từ đó không kích thích được hệ tiêu hóa hoạt động, làm bé ăn ít hơn.
– Cho bé ăn vào một thời gian cố định: với trẻ biếng ăn, các mẹ cần lên một thời gian biểu cụ thể về các giờ ăn. Đồng thời cần tránh việc cho bé đi ăn rong, chơi đồ chơi hoặc xem tivi trong lúc ăn. Bởi như vậy bé sẽ không tập trung vào việc ăn khiến chất lượng bữa ăn giảm xuống.
– Uống men vi sinh sau khi ăn 30 phút: bổ sung men vi sinh cho trẻ biếng ăn là việc làm cần thiết. Bởi men vi sinh chính là những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé, có tác dụng lên men thức ăn, tổng hợp 1 số loại vitamin và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Việc uống men vi sinh sau khi ăn 30 phút sẽ giúp cho đường ruột của bé thực hiện tốt hơn chức năng tiêu hóa và cải thiện đáng kể chứng biếng ăn ở trẻ. Lưu ý, mẹ nên chọn loại men có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc bởi chúng sẽ rất giàu Probiotic (lợi khuẩn trong đường tiêu hóa) hoặc được sản xuất theo công nghệ Lab 2 Pro – bảo vệ tối ưu những vi khuẩn có lợi khi chúng đã đi vào cơ thể bé. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc cho bé dùng men vi sinh nên được thực hiện liên tục trong khoảng 2-3 tháng.
Việc các mẹ thực hiện theo những lưu ý trên đây sẽ giúp bé nhanh chóng đẩy lùi chứng biếng ăn. Từ đó, bé sẽ luôn ngoan ngoãn và phát triển một cách toàn diện nhất đấy các mẹ ạ.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoá – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.