Những điều cần tránh khi pha sữa cho trẻ
Mẹ có biết, cách pha sữa của mẹ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Khi pha sữa cho trẻ mẹ nên lưu ý những nguyên tắc sau:
Không cho con uống sữa lúc đói
Mẹ đừng bao giờ cho con uống sữa khi con đói nhé. Bởi khi bé quá đói, việc bạn đưa một lượng sữa lớn và dạ dày sẽ làm dạ dày co bóp mạnh. Dịch vị tiết ra sẽ đào thải nhanh calci xuống ruột và bài tiết ra ngoài. Hơn nữa, cơ thể bé lúc này sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, cản trở các hoạt động vui chơi có lợi cho tiêu hóa.
Thời điểm cho con uống sữa vào cuối bữa ăn, hoặc sử dụng sữa như một bữa ăn phụ cho con trong ngày lúc bé chưa quá đói.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Mẹ không nên cho trẻ uống sữa lúc đói
Không pha sữa quá đặc
Nhiều mẹ nghĩ rằng uống sữa càng đặc, con mình càng hấp thụ được nhiều dinh dưỡng nên tăng giảm liều lượng tùy thích. Kỳ thực, độ đậm đặc của sữa phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Trẻ sơ sinh nếu dùng sữa quá đặc, lâu ngày sẽ dẫn đến cách bệnh đau dạ dày, kiết lỵ, ăn không ngon… Lý do là vì sữa càng đặc thì độ dinh dưỡng càng cao trong khi các cơ quan nội tạng của trẻ còn rất yếu, chưa thể hấp thụ được một lượng thức ăn quá lớn cùng một lúc.
Không thêm sô – cô – la vào sữa
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra nếu trộn sữa với sôcôla, con sẽ chẳng thể hấp thụ calci có trong sữa vì calci phản ứng hóa học với oxalate trong sôcôla, tạo thành hợp chất calci oxalate không hề có lợi cho con. Không những thế, dùng thức uống này nhiều sẽ gây khô tóc, tiêu chảy và những phản ứng khác ngoài mong muốn của bé.
Không cho nhiều đường vào sữa
Thông thường 100ml sữa thêm 5 – 8g đường nhưng một số bé thích uống sữa ngọt một chút nên khi pha sữa chúng ta thêm một ít đường. Tuy nhiên, quá nhiều đường dự trữ trong cơ thể ngoài nhân tố nguy hiểm gây ra các bệnh như: xơ cứng động mạch, cận thị, sâu răng thì chất lysine có trong sữa sẽ phản ứng với đường khi đun nóng, tạo thành chất không có lợi cho cơ thể của bé. Do vậy bạn nên cho đường vào sữa ấm hoặc đã được để nguội là tốt nhất, nhiệt độ lý tưởng dao động từ 30 – 700C