Những lo ngại khi trẻ ăn dặm – Mẹ giải quyết thế nào
24/04/2019 | 9:23 Sáng Lượt xem: 1046
Với trẻ, bước vào giai đoạn là bước vào một khoảng thời gian thú vị với nhiều điều mới lạ. Nhưng với mẹ, đó lại là một quãng đường đầy thử thách và áp lực. Dù áp dụng bất kỳ phương pháp ăn dặm hiện đại hay truyền thống nào thì có những vấn đề luôn lặp lại ở mọi đứa trẻ vì chúng liên quan nhiều đến sự thay đổi thể chất của trẻ hơn là do phương pháp ăn. Vậy nên, ở mọi hoàn cảnh, mẹ hãy tìm hiểu cách làm thế nào để giải quyết các vấn đề phổ biến nhất của việc ăn dặm.
Dưới đây là một số lo ngại gặp ở hầu hết các bà mẹ trẻ, mẹ cùng tìm hiểu nhé!
1. Tại sao con cứ liên tục nhè nhả thức ăn ra ngoài?
Mỗi đứa trẻ đều được sinh ra với phản xạ đẩy lưỡi khi có bất cứ vật lạ gì xâm nhập vào khoang miệng của trẻ. Điều này sẽ giảm và biến mất khi trẻ lớn dần. Vị vậy, nếu mẹ thấy trẻ liên tục phun nhả thức ăn thì hãy cố gắng đừng quá lo lắng. Đây là một vấn đề thường gặp trong quá trình ăn dặm. Biểu hiện này có thể không phải đến từ việc trẻ không thích món ăn đó, mà vì chúng vẫn đang tập làm quen với thực phẩm và vẫn đang phải học cách ăn.
Nếu trẻ liên tục khóc nhè và nhất quyết không chịu ăn sau vài lần thử, có thể chúng chưa thật sự sẵn sàng để ăn dặm. Mẹ hãy trì hoãn thêm việc ăn dặm của trẻ thêm một hoặc hai tuần nữa nhé.
2. Tại sao trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn?
Nếu em bé của mẹ tỏ ra nhăn nhó, khó
chịu với một món ăn nào đó cho lần thử đầu tiên nhiều khả năng chúng còn bỡ ngỡ.
Rất có thể chúng sẽ quên đi và có phản ứng khác trong lần thử tới với cùng món
đó. Vậy nên mẹ có thể mất từ 8-10 lần cho mỗi lần thử món mới để trẻ có thể làm
quen và thích nghi với chúng. Hãy cho trẻ thật nhiều cơ hội.
Nếu mọi nỗ lực của mẹ vẫn thất bại, hãy trở lại với những thức ăn quen thuộc với trẻ trong vài ngày để cám dỗ vị giác của chúng. Sau đó tiếp tục với những món mới xen kẽ. Mẹ nên thử các món mới vào bữa sáng vì khi đó trẻ đang đói sau một giấc ngủ dài và hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động nhiều hơn.
3. Tại sao trẻ không thích những thức ăn cầm tay?
Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho trẻ thử các thức ăn cầm tay từ tháng thứ 6 trở đi, khi mà khả năng phối hợp tay và mắt của trẻ đã tốt hơn và trẻ đã có thể cầm nắm thức ăn và cho vào miệng.
Mẹ hãy xem việc trẻ tự cầm thức ăn để ăn là một phần của quá trình ăn dặm, chỉ nên khuyến khích, không nên ép trẻ.
Mẹ có thể bắt đầu từ những loại thức ăn mềm như chuối, bơ với kích thước nhỏ để chúng có thể cầm ăn dễ dàng. Sau đó, dần dần giới thiệu những loại thức ăn có hết cấu cứng hơn khi trẻ đã lớn dần.
Em bé của mẹ sẽ học hỏi và bắt chước nếu thất người lớn cũng ăn thức ăn cầm tay. Vì vậy mẹ hãy ngồi lại và chỉ dẫn cho bé nhé.
Ban đầu bé vẫn nhận được hầu hết các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức vì vậy mẹ hãy xem việc ăn thức ăn cầm tay như một phần của quá trình ăn dặm, chỉ nên khuyến khích, không nên ép trẻ.
4. Tại sao trẻ dễ bệnh trong thời gian ăn dặm?
Khi mới bước vào giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu được tiếp xúc với những “vật thể lạ” hoàn toàn khác so với sữa mẹ. Đồng thời, bước sang tháng thứ 6, hoạt động thể chất của trẻ tăng đột biến, trẻ sẽ thường xuyên hoạt động tại môi trường bên ngoài, nơi có nhiều tác nhân gây bệnh trong khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Hay ốm vặt vốn không phải là hiếm gặp ở trẻ đang ăn dặm. Có thể vì vậy mà các mẹ thường chủ quan với vấn đề này hơn. Nhưng điều đó vô tình khiến trẻ dễ biếng ăn, chậm hấp thu, tăng cân, khiến sức khỏe của trẻ về sau bị suy giảm nhiều, trẻ không có được thể trạng tốt nhất của mình. Do vậy mẹ phải luôn có kế hoạch phòng ngừa bệnh tật cho trẻ trong từng giai đoạn cụ thể, để trẻ tránh xa bệnh tật bằng việc tăng cường bổ sung các vitamin và dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch qua các loại thực phẩm khác nhau.
Một biện pháp khác để phòng chống bệnh tật ở trẻ nhỏ mẹ có thể áp dụng là bổ sung immune alpha và sữa non (colostrum) từ sản phẩm cốm Pre Vipteen 2 để tăng cường sản sinh kháng thể, tăng khả năng miễn dịch, giúp trẻ phòng chống bệnh tật trong những năm tháng đầu đời rất hiệu quả.
Hệ tiêu hóa còn non nớt là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ ốm trong giai đoạn ăn dặm, đặc biệt là giai đoạn mới bắt đầu.
5. Tại sao trẻ thường xuyên tiêu chảy và táo bón?
Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân: do ăn uống, do nhiễm virus, vi khuẩn, do dùng kháng sinh, do bất dung nạp lactose trong sữa công thức.
Táo bón phần lớn do chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, đi vệ sinh không đều đặn,..
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.
Nếu trẻ gặp phải tình trạng này mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, thay đổi chế độ ăn uống hợp lý với tình trạng của bạn và tuyệt đối không kiêng khem quá mức đặc biệt là khi trẻ đang tiêu chảy. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa để tái tạo lại hệ vi sinh đường ruột dã bị tổn thương khi bị bệnh, giúp trẻ nhanh chóng trở về trạng thái khỏe mạnh để ăn uống và hấp thu tốt hơn. Mẹ có thể lựa chọn các lợi khuẩn từ Kim chi Hàn Quốc có trong chế phẩm men vi sinh Golden Lab – đã được chuyên gia dinh dưỡng kiểm chứng là có hiệu quả vượt trội so với các sản phẩm cùng loại.
Có rất nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình cho trẻ ăn dặm đúng không các mẹ? Tuy nhiên vấn đề nào cũng đều có cách giải quyết tốt nhất cho cả mẹ và bé. Vì vậy mẹ đừng quá lo lắng. Kiên trì, nhẫn nại cùng với tình yêu vô bờ bến dành cho các con sẽ là chìa khóa cho mọi lo ngại của mẹ. Nếu mẹ còn bất kỳ lo ngại nào khác, hãy chia sẻ để nhận lời khuyên hữu ích từ chuyên gia, Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện dinh dưỡng Quốc gia) qua hotline 0896.509.509 hoặc gửi thư điện tử về hòm mailbslethihai@bekhoemevui.vn.
Rate this post
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
Với trẻ, bước vào giai đoạn là bước vào một khoảng thời gian thú vị với nhiều điều mới lạ. Nhưng với mẹ, đó lại là một quãng đường đầy thử thách và áp lực. Dù áp dụng bất kỳ phương pháp ăn dặm hiện đại hay truyền thống nào thì có những vấn đề...
Men vi sinh và men tiêu hóa có nhiều tác dụng tốt với đường tiêu hóa, đặc biệt là trẻ em và được sử dụng rất rộng rãi. Mỗi loại có bản chất khác nhau, được chỉ định trong những trường hợp khác nhau. Nhưng nhiều người nhầm lẫn hai loại men này, dẫn đến...
Chăm sóc trẻ biếng ăn sau ốm như thế nào là đúng cách? Chưa kịp vui khi con yêu khỏi ốm thì cha mẹ phải đối mặt với nỗi lo trẻ biếng ăn sau ốm. Mặc cho mẹ đã cố gắng chế biến những món ăn hấp dẫn mà con yêu thích, con vẫn không...
Trẻ biếng ăn kém hấp thu phải làm sao? Trẻ biếng ăn kém hấp thu giờ đây đã trở thành nỗi lo chung của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ. Khi trẻ biếng ăn, cơ thể không tiếp nhận các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển như kẽm, lysin và các...
Những “kẻ thù” gây tiêu chảy cho bé trong mùa hè Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp phải trong mùa hè, mùa hè cũng là khoảng thời gian xuất hiện nhiều “kẻ thù” gây bệnh tiêu chảy nhiều nhất. Các mẹ hãy cùng Bekhoemevui.vn điểm qua những “kẻ thù” nguy hiểm nhất…