Những lợi ích bất ngờ của việc nuôi con bằng sữa mẹ - Bé khỏe mẹ vui

Những lợi ích bất ngờ của việc nuôi con bằng sữa mẹ

07/04/2019 | 9:24 Sáng   Lượt xem: 1391

Tất cả chúng ta đề biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất và kháng thể để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ và bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật, viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa trong những năm tháng đầu đời. Việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mà còn có những lợi ích cho bà mẹ trên nhiều phương diện. Hiện nay, một số bà mẹ quyết định không cho con bú vì lo ngại bộ ngực của mình sẽ xấu đi. Một số khác muốn nuôi con bằng sữa mẹ nhưng gặp không ít khó khăn và cuối cùng đã chọn sữa công thức để thay thế. Chuyên gia khuyên mẹ rằng, trừ khi có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe(như HIV hoặc viêm gan) mẹ nên cho trẻ bú mẹ. Bởi lẽ, có rất nhiều lợi ích thú vị khi nuôi con bằng sữa mẹ có thể mẹ chưa biết!

Những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

  • Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất như chất đạm, béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất mà trẻ cần trong những tháng đầu tiên của cuộc đời.
  • Sữa mẹ luôn được duy trì ở một nhiệt độ ổn định, không cần hâm nóng, đo lường, thích hợp cho bé mọi lúc mọi nơi, khi bé có nhu cầu. Sữa mẹ tuyệt đối tươi ngon và an toàn.
  • Trong sữa mẹ chứa một lượng lớn kháng thể hoàn toàn vô trùng, đồng thời cũng bảo vệ trẻ trước sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh. Do đó trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ thường ít có nguy cơ mắc phải các bệnh viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, béo phì,…
  • Sữa mẹ rất dễ tiêu, do đó trẻ ít bị nôn trớ ra ngoài sau khi ăn.
  • Sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh và đường ruột của bé.
  • Sữa mẹ thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng giai đoạn.
  • Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng, chàm, nhiễm trùng tai.
  • Thúc đẩy sự phát triển xương hàm của trẻ.
  • Chất sắt trong sữa mẹ luôn dễ hấp thu hơn chất sắt trong sữa công thức.
  • Trẻ bú sữa mẹ thường ít bị táo bón, phân không nặng mùi như trẻ bú sữa công thức.
  • Trẻ nuôi bằng sữa mẹ ít bị bệnh hơn, phát triển ổn định hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức.
  • Cho con bú giúp sản sinh ra một số loại hormon giúp tạo nên sợi dây kết nối tình cảm giữa mẹ và con, đồng thời cho mẹ cảm nhận được sự thiêng liêng của thiên chức làm mẹ.

Cho con bú làm tăng sự liên kết tình cảm giữa mẹ và con, đồng thời giúp mẹ cảm nhận rõ nét sự thiêng liêng của thiên chức làm mẹ

Lợi ích của mẹ khi cho con bú

  • Giúp mẹ nhanh chóng lấy lại trọng lượng như trước khi mang thai. Lượng chất béo tích lũy trong giai đoạn hai và ba của thai kỳ được sử dụng triệt để trong thời gian cho con bú.
  • Giúp co hồi tử cung tốt hơn. Cho con bú giúp tử cung co bóp, trục xuất các sản phẩm còn sót lại như nhau thai, màng nhầy, giúp tử cung nhanh chóng trở lại hình dạng và kích thước ban đầu, sớm chấm dứt tình trạng chảy máu âm đạo sau sinh.
  • Làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Giảm nguy cơ loãng xương và đái tháo đường typ 2.
  • Tiết kiệm tiền mua sữa công thức cho trẻ.

Đôi khi vì một lý do nào đó mà em bé không thể bú sữa trực tiếp từ ngực mẹ. Trong một số trường hợp, mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về việc vắt sữa ra bằng tay hoặc máy để cho bé uống. Dù bằng cách gì thì việc ưu tiên sữa mẹ cho trẻ trong những năm tháng đầu đời luôn rất quan trọng. Việc cho con bú ty là bản năng của mỗi người mẹ nhưng không phải người mẹ nào cũng cho con bú một cách thuận lợi nhất là những người mới làm mẹ. Do đó, mẹ cần trang bị tâm lý và kiến thức đầy đủ cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia để bước vào giai đoạn này thật tự tin, nhẹ nhàng nhất.

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    Giật mình khi trẻ tăng cân quá nhanh

    Chuyện tăng cân của trẻ luôn là những mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Bởi lẽ, ở những năm tháng đầu đời, cân nặng và chiều cao là những thước đo quan trọng nhất phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển của trẻ. Không chỉ những đứa trẻ “ăn mãi không...

    Nên làm gì khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân

    Thông thường một đứa trẻ sơ sinh có xu hướng giảm hoặc đứng cân trong vài ngày đầu sau sinh. Khoảng thời gian sau đó, cơ thể bé sẽ tăng tốc hấp thu và tăng cân đều đặn. Tăng cân là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể trẻ đang phát triển ổn định....

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top