Những lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Những lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

24/08/2014 | 8:53 Sáng   Lượt xem: 1930

Những lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

            Khi trẻ bị sốt xuất huyết mẹ nên chăm sóc bé đúng cách, theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Rau củ quả và cháo phở, súp là thức ăn mẹ nên dùng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Dinh dưỡng cho bé bị sốt xuất huyết

Khi bé bị sốt xuất huyết mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, phở, súp với những thực phẩm giàu đạm dễ hấp thu như thịt nạc gà, cá sông các loại. Ba mẹ nên dùng những loại rau quả để nấu canh, nấu cháo, nấu súp cho trẻ bị sốt xuất huyết: đậu xanh, đậu phụng (giã nhuyễn), bí đao, rau bồ ngót, rau má, rau mồng tơi, mướp ngọt, rau dền cơm (chì dùng loại rau lá xanh), rau muống, rau cần nước, hoa thiên lý, hoa kim ngân, củ sen, củ sắn dây…

Những lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Ảnh: Sưu tầm Internet

Không dùng những loại rau, củ, quả có màu đỏ, màu đen, màu nâu, vì sẽ dễ bị nhầm  xuất huyết ở dạ dày khi đi tiêu hoặc nôn ói. Không dùng những thức uống ngọt đóng chai, thức uống có ga, nước trà cho bé.

Một số thực phẩm cần kiêng khi bị sốt xuất huyết là: trứng, mật ong, thịt đỏ, mỡ động vật, các thực phẩm tanh như tôm, cua, sò, hến, các loại gia vị cay nóng như gừng, tỏi, tiêu, ớt, cà ri…

Chữa bệnh cho trẻ đúng cách

Ba mẹ có thể cho trẻ sốt xuất huyết bù nước bằng nước sôi để nguội, sữa, nước cam, nước chanh, nước dừa, nước ép rau, củ, quả (chứa nhiều vitamin C), nước cơm, nước muối đường (7 phần đường + 1 phần muối), nước pha oresol…. Cho trẻ uống từ từ, vì uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc, có thể sẽ gây nôn, đầy bụng.

Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500 – 1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày

Trường hợp trẻ không ăn uống được, nôn ói nhiều, muốn truyền dịch phải có sự chỉ định và theo dõi cẩn thận của bác sĩ. Tuyệt đối không truyền dung dịch đạm, hay dịch có pha vitamin, vì rất hay bị sốc.

Ngay cả khi đã xuất viện, bệnh nhân cũng phải mất 7 – 10 ngày để hồi phục lại. Dù bệnh đã khỏi, nhưng bệnh nhân vẫn có triệu chứng mệt mỏi, khi đứng lên thường bị hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn thừa nước, truyền dịch vào sẽ rất nguy hiểm, có thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp có thể dẫn đến tử vong.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Nội dung chínhNhững lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyếtDinh dưỡng cho bé bị sốt xuất huyếtChữa bệnh cho trẻ đúng cách Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nội dung chínhNhững lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyếtDinh dưỡng cho bé bị sốt xuất huyếtChữa bệnh cho trẻ đúng cách Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu ...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Nội dung chínhNhững lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyếtDinh dưỡng cho bé bị sốt xuất huyếtChữa bệnh cho trẻ đúng cách Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý ...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Nội dung chínhNhững lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyếtDinh dưỡng cho bé bị sốt xuất huyếtChữa bệnh cho trẻ đúng cách Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top