Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ sơ sinh

07/11/2013 | 9:00 Sáng   Lượt xem: 1561

Chăm sóc một em bé mới sinh thực sự là công việc khó khăn với những bà mẹ trẻ. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng chăm sóc bé.

1. Tránh nhiễm trùng

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ, còn rất non yếu nên dễ nhiễm bệnh. Do vậy bạn cần hết sức cẩn thận, trước hết là mọi hành vi tiếp xúc, ôm hôn và gần gũi với bé.

Hãy rửa tay thật sạch với xà bông tiệt trùng, thay quần áo khi bạn mới tiếp xúc với bụi, bẩn trước khi bế bé. Ngoài ra cần phải chăm sóc vệ sinh cho bé cẩn thận ở các vùng dễ nhiễm trùng như rốn, mắt. Phòng bé ở cũng cần phải ấm, thoáng, sạch sẽ, tránh gió lùa và tránh nhiễm bẩn.

Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Ảnh: Sưu tầm Internet

2. Bảo vệ đầu, cổ

Xương sống và xương vùng cổ của trẻ sơ sinh rất yếu, dễ bị tổn thương do chưa phát triển đủ. Vì vậy, bạn cần phải hết sức nhẹ nhàng với đầu và cổ cho bé. Khi bế bé, một tay bạn phải luôn để dưới cổ để đỡ lấy cổ và đầu bé. Còn tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn. Khi đặt bé nằm, bạn cũng phải nhớ đặt đầu bé xuống trước, trong quá trình đặt, luôn giữ chắc chắn đầu bé. Hoặc dùng hai tay đồng thời nâng đầu và mông bé rồi đặt xuống.

3. Không được lắc bé

Người lớn thường hay lắc bé khiến bé cười, hoặc để dỗ bé nín, hoặc đánh thức bé dậy. Tuy nhiên, hành vi này rất nguy hiểm. Cấu tạo cơ thể của các bé mới sinh còn rất yếu mềm, thiếu vững chắc. Khi bị lắc mạnh, hộp sọ của bé sẽ bị tổn thương. Các mạch máu có thể bị rách, chảy máu và gây thương tổn trong não không thể chữa được dẫn đến tử vong.

Khối cơ của cổ còn yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được có thể gây sang chấn.

4. Không tung hứng bé

Ở trẻ sơ sinh, trong đầu bé có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khi bị rung lắc, có thể gây ra sự va đập với xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.

Đó là chưa kể, việc tung hứng như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm nếu chẳng may bạn đỡ tuột, hoặc chỉ nắm được một bộ phận nào đó của trẻ.

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chính1. Tránh nhiễm trùng2. Bảo vệ đầu, cổ3. Không được lắc bé4. Không tung hứng bé Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chính1. Tránh nhiễm trùng2. Bảo vệ đầu, cổ3. Không được lắc bé4. Không tung hứng bé Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chính1. Tránh nhiễm trùng2. Bảo vệ đầu, cổ3. Không được lắc bé4. Không tung hứng bé Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chính1. Tránh nhiễm trùng2. Bảo vệ đầu, cổ3. Không được lắc bé4. Không tung hứng bé Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top