Những lưu ý đối với trẻ bị trễ lịch tiêm chủng
07/12/2014 | 2:22 Chiều Lượt xem: 4116
Những lưu ý đối với trẻ bị trễ lịch tiêm chủng
Không ít bà mẹ vì những lý do khác nhau đã bỏ qua hoặc quên đưa trẻ đi tiêm phòng. Điều này làm các mẹ hết sức lo lắng tự hỏi không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe của con không. Dưới đây là một vài lưu ý cho các mẹ nhé!
Tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung các liều vắc-xin cơ bản giúp trẻ phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ một cách hoàn hảo nhất thông qua trí nhớ miễn dịch khi trẻ được tiêm ngừa bằng các loại vắc-xin (thuốc chủng) tương thích.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Tính an toàn của liều tiêm vác xin nhắc lại rất cao
Với các liều vắc-xin tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung về cơ bản tính an toàn không khác biệt với các liều tiêm trước đó, quan trọng hơn các liều tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung còn giúp loại trừ những cơ địa nghi ngờ bị mẫn cảm được phát hiện ở các liều gây miễn dịch cơ bản trước đó giúp việc tiêm chủng cho trẻ an toàn hơn.
Thực tế cho thấy lịch tiêm các mũi vắc-xin nhắc lại cho trẻ thường khá lâu có khi kéo dài từ 5 năm – 8 năm sau, điều này khó tránh khỏi việc phụ huynh “bỏ quên” lịch tiêm nhắc cho trẻ theo hẹn hoặc trong tình hình “khan kiếm vắc-xin” phổ biến hiện nay đã làm cho lịch tiêm các mũi cơ bản cho trẻ bị gián đoạn làm cho không ít các bậc cha, mẹ hoang mang lo lắng “việc tiêm vắc-xin trễ lịch hẹn” có làm mất hiệu quả tác dụng của thuốc chủng ngừa. Những lưu ý quan trọng sau đây sẽ giúp các mẹ giải tỏa những băn khoăn về việc tiêm nhắc và tiêm vắc xin bổ sung cho trẻ:
– Kháng thể (chất bảo vệ) được thụ hưởng sau khi tiêm các loại vắc-xin sẽ giảm dần theo thời gian, đôi khi biến mất, nhưng trí nhớ miễn dịch vẫn còn duy trì.
– Hầu hết các loại vắc-xin đều sinh ra trí nhớ miễn dịch và tồn tại rất lâu. Nhờ trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch đáp ứng rất nhanh khi tiêm vắc-xin liều nhắc hoặc liều bổ sung, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra lượng kháng thể đầy đủ giúp bảo vệ tối ưu cho trẻ.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Không cần tiêm vắc-xin lại từ đầu nếu lịch tiêm ngừa của trẻ bị trễ so với hẹn.
– Về mặt khoa học, tăng khoảng cách giữa các liều vắc-xin trong loạt tiêm cơ bản hoặc tăng khoảng cách mũi tiêm nhắc không làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Ngược lại, giảm khoảng cách giữa các liều (nghĩa là tiêm vắc-xin sớm hơn so với lịch hẹn) có thể gây hiện tượng giao thoa giữa đáp ứng kháng thể của cơ thể đối với vắc-xin cần tiêm và kháng thể bảo vệ của những lần tiêm trước đó, sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả và tác dụng bảo vệ của thuốc chủng ngừa. Như vậy các mẹ cần ghi nhớ không cần tiêm vắc-xin lại từ đầu nếu lịch tiêm ngừa của trẻ bị trễ so với hẹn.
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger