Những lưu ý khi mẹ cho trẻ bú

Những lưu ý khi mẹ cho trẻ bú

03/08/2014 | 10:50 Sáng   Lượt xem: 1429

Những lưu ý khi mẹ cho trẻ bú

Việc cho trẻ bú luôn là nỗi bỡ ngỡ đối với những chị em làm mẹ lần đầu. Để bé được chăm sóc tốt nhất khi mới chào đời mẹ nên học cách cho con bú. Ngay cả những bà mẹ sinh con lần thứ 2, thứ 3 cũng cần lưu ý những bí quyết dưới đây để bé được phát triển trọn vẹn hơn nhé!

Cho bú sớm

Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, ngay sau sinh mẹ phải cho bé bú càng sớm càng tốt. Sữa non thường dễ bị tắc nghẽn nên trước và sau cho con bú, nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết. Để có nhiều sữa cho bé bú nên cho bé bú đều đặn sẽ làm tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp bạn tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa.

me-cho-tre-bu

Ảnh: Sưu tầm Internet

Mẹ nên cho bé bú đều đặn để kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh

Giữ sạch đầu vú

Để không bị tắc tia sữa, bạn phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh cho thông sữa. Bạn cũng có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa trở lại.

Cho con bú đúng cách

Việc cho bú đúng cách ảnh hưởng rất lớn. Khi cho bé bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để bé bú được tốt hơn.

Phải nặn sữa

Đây là trường hợp cũng thường gặp ở các bà mẹ trẻ, mới sinh lần đầu. Trước khi nặn sữa phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, và phải massage ngực một chút.

Cách nặn sữa là: Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo.

Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.

 

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhNhững lưu ý khi mẹ cho trẻ búCho bú sớmGiữ sạch đầu vúCho con bú đúng cáchPhải nặn sữa Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhNhững lưu ý khi mẹ cho trẻ búCho bú sớmGiữ sạch đầu vúCho con bú đúng cáchPhải nặn sữa Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhNhững lưu ý khi mẹ cho trẻ búCho bú sớmGiữ sạch đầu vúCho con bú đúng cáchPhải nặn sữa Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhNhững lưu ý khi mẹ cho trẻ búCho bú sớmGiữ sạch đầu vúCho con bú đúng cáchPhải nặn sữa Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top