Vì sao cho trẻ ăn dặm theo đúng nguyên tắc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà trẻ vẫn không thể hấp thụ? Đó là bởi các mẹ đã mắc phải những sai lầm cơ bản khi cho trẻ ăn dặm. Đôi khi xuất phát từ chính tư sai lệch mà các mẹ vô tình khiến trẻ chậm phát triển hơn đấy nhé.
-
Những sai lầm cơ bản khi cho trẻ ăn dặm: Cho con ăn ít rau
Thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho thấy hiện nay cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Nguyên nhân là do cách chăm sóc của nhiều bà mẹ mắc những lỗi cơ bản khi chế biến thức ăn cho bé.
Theo đó, vi chất dinh dưỡng đã được ghi nhận từ khá lâu như bệnh bướu cổ do thiếu i- ốt, tê phù do thiếu vitamin B1, còi xương do thiếu vitamin D, khô mắt, quáng gà do thiếu vitamin A.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào danh sách 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở mức độ nặng với tỷ lệ trên 10% ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo các nghiên cứu trên thế giới, thiếu vitamin A tiền lâm sàng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tử vong và giảm tăng trưởng ở trẻ em.
Mặc dù các căn bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình phát triển lâu dài về sau của trẻ nhưng các bà mẹ thường hay bỏ qua điều này ngay trong khâu đầu tiên là chế biến thức ăn cho trẻ. Sai lầm lớn nhất của nhiều bà mẹ là cho con ăn ít rau.
-
Những sai lầm cơ bản khi cho trẻ ăn dặm: Ép con ăn bằng mọi giá
Sai lầm thứ hai mà các bà mẹ thường mắc phải là hầu hết các gia đình đều ép con ăn chứ không xem thể tích dạ dày của con mình là bao nhiêu để cho con ăn lượng phù hợp như dinh dưỡng, đường, chất béo,…
Thực tế, việc ép trẻ ăn quá nhiều vô tình đã khiến trẻ lười ăn hơn. Trên thực tế, các bậc phụ huynh không nên ép trẻ ăn bởi, theo khuyến cáo, các cháu dưới 3 tuổi tốc độ phát triển não rất nhanh nên % năng lượng do chất béo cung cấp trong bữa ăn của trẻ thường từ 40 đến 50%, thậm chí với trẻ dưới 6 tháng có thể lên đến 60% năng lượng do chất béo cung cấp. Với lượng 1g chất béo/1kcalo thì chỉ cần một thể tích thức ăn vừa đủ cũng cung cấp cho các cháu năng lượng để phát triển bình thường.

Cụ thể chẳng hạn với trẻ 2- 3 tháng tuổi, công thức chung được đưa ra cho 2 bữa chính gồm (cơm nát, hoặc cháo với tổng lượng tinh bột khoảng 150 g – 200 g, thịt 20 g, cá tôm 120- 150 g, rau xanh 150- 200 g, dầu mỡ 40 ml). Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu và thể tích dạ dày của trẻ mà các mẹ cho con ăn phù hợp.
-
Những sai lầm cơ bản khi cho trẻ ăn dặm: Bé không có điều kiện, lớn chăm sóc bù
Ngoài ra, một sai lầm khác khiến các chuyên gia dinh dưỡng cũng hết sức lo ngại, đó là do tác động của lối sống hiện đại, các bậc cha mẹ thường không có điều kiện chăm sóc con từ bé, vì họ quan niệm rằng sau này con lớn lên, họ có thể chăm sóc “bù”.
Do vậy suy dinh dưỡng đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không phục hồi được đối với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể lực. Trẻ có não kém phát triển những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh của hệ thần kinh sau này: học tập kém, bỏ học sớm hơn, kỹ năng làm việc kém,…
Trên đây là 3 sai lầm cơ bản mà các mẹ hay mắc phải khi chăm sóc bé, đặc biệt là giai đoạn cho trẻ ăn dặm. Hãy lưu ý và lên kế hoạch thay đổi phương pháp chăm sóc bé yêu ngay hôm nay nhé.