NHỮNG THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY - Bé khỏe mẹ vui

NHỮNG THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

28/02/2018 | 4:56 Chiều   Lượt xem: 2648

Tiêu chảy ở trẻ em ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra: Trẻ có thể bị tiêu chảy do nhiễm Rota virus, nhiễm khuẩn từ thực phẩm, do dùng kháng sinh, trẻ bất dung nạp đường lactose,..
Ở trẻ bị tiêu chảy, ưu tiên số một là bù nước để tránh tình trạng mất nước và điện giải. Loại nước thích hợp dành cho bé bị tiêu chảy trong giai đoạn này là nước dừa hay nước cháo loãng. Ngoài ra, cần pha hỗn hợp Oresol theo đúng chỉ dẫn và cho  trẻ uống theo nhu cầu, uống thay nước hằng ngày.

Song song với việc điều trị bằng thuốc và bù nước thì việc cho trẻ bị tiêu chảy ăn gì phù hợp cũng có tác dụng rất lớn, giúp trẻ nhanh hồi phục và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Vậy khi bé bị tiêu chảy ăn gì tốt cho bé?

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi:

  • Nếu trẻ bú mẹ thì mẹ tiếp tục cho bé bú bình thường, thậm chí tăng số lần bú. Sữa mẹ vẫn được trẻ dung nạp tốt khi bị tiêu chảy. Sữa mẹ giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy, trẻ bị tiêu chảy nhanh khỏi hơn, đồng thời bù lại lượng nước mất do bị tiêu chảy. Với mẹ cho con bú thì lưu ý chế độ ăn cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, ăn uống đảm bảo vệ sinh.
  • Nếu trẻ ăn sữa công thức bị tiêu chảy thì nên cho bé ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Có thể pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước). Mẹ cho bé ăn ít nhất 3 giờ một lần.
  • Khi trẻ dùng sữa mà tình trạng tiêu chảy diễn biến nghiêm trọng hơn thì mẹ hãy thay thế bằng các loại sữa không có lactose (như Isomil, olac).
  • Trẻ từ 6 tuần tuổi cần được uống vắc xin ngừa tiêu chảy Rota và hoàn tất lịch uống trước 6 tháng tuổi, 2 liều uống cách nhau khoảng 4 tuần giúp ngăn ngừa tiêu chảy do Rota virus.

Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên:

  • Nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần nhưng nên giảm 1/2, mẹ nên thay mỡ bằng dầu ăn.
  • Trong thời gian này mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát. Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy cần được nấu kỹ. Lưu ý cho bé ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Khi chế biến thức, mẹ đừng quên rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh các dụng cụ nhà bếp. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.
  • Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Đặc biệt, táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
  • Sữa chua cũng là một trong số các loại thực phẩm tốt cho trẻ bị tiêu chảy, bạn nên cho bé ăn mỗi ngày 1-2 hộp.
  • Khi bé bị tiêu chảy, trẻ vẫn cần được ăn uống như bình thường. Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡngcần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền. Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cha mẹ nên cho bé ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.

Trẻ không nên ăn gì?

  • Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường.
  • Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ.
  • Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo…
  • Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, pate…

Vệ sinh cũng là 1 vấn đề quan trọng trong chăm sóc trẻ tiêu chảy:

  • Bạn cần lau rửa, sát trùng đồ chơi của bé, nhất là những đồ chơi bé hay cho vào miệng.
  • Tập thói quen rửa tay cho trẻ, nhất là trước khi ăn và sau khi cho bé đi vệ sinh. Cần thực hiện đồng thời cho cả người chăm sóc bé.
  • Bé đi ngoài nhiều lần nên hậu môn hay bị đỏ, rát, khó chịu; bạn nên rửa cho bé thay vì lau bằng giấy, sau đó bôi kem chống hăm cho bé đỡ đau rát.

Men vi sinh có tác dụng  hỗ trợ rất tốt trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy.

Ngoài việc cho trẻ tiêu chảy ăn gì, thì việc bổ sung men vi sinh là cực kỳ quan trọng, bởi vì men vi sinh giúp loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ, đặc biệt là tiêu chảy do điều trị kháng sinh, cải thiện bất dung nạp đường lactose do sữa gây nên, chống đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, men vi sinh còn có tác dụng trong điều trị chàm trẻ em, dự phòng nhiễm nấm đường tiêu hoá, nấm miệng, nâng cao sức đề kháng cơ thể …

Nên chọn những chế phẩm men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên, được chiết xuất từ Kim chi Hàn Quốc như men Golden Lab. Golden Lab có chứa lợi khuẩn (Probiotics) và chất xơ hòa tan(Prebiotics) được bào chế theo công nghệ bao kép hiện đại Lap2Pro giúp bảo toàn số lượng men đến tận lòng ruột mà không bị phân hủy bởi dịch mật và dịch dạ dày, giúp cho men vi sinh phát huy hiệu quả tốt nhất, cho bé tiêu hóa khỏe và lớn nhanh.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Chào hè ưu đãi 2018, nhãn hàng Men vi sinh GOLDEN LAB mang đến mẹ vè bé chương trình QUÀ TẶNG BÉ NGOAN.

    Từ ngày 17/4/2018 hết ngày 15/5/2018, khi mua 2 hộp Men vi sinh Golden Lab (60 gói) – Mẹ sẽ nhận ngay 1 balo xinh xắn bất kỳ (Golden Lab hoặc Previpteen) cho bé đi học – Chương tình áp dụng với khách hàng đặt hàng trực tiếp từ công ty! Những ngày hè đã...

    NHỮNG THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

    Tiêu chảy ở trẻ em ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra: Trẻ có thể bị tiêu chảy do nhiễm Rota virus, nhiễm khuẩn từ thực phẩm, do dùng kháng...

    TRẺ SƠ SINH BỊ TIÊU CHẢY – MẸ CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ ?

    Thời kỳ sơ sinh: từ lúc sinh ra tới khi trẻ được 1 tháng tuổi (28-30 ngày). Đặc điểm sinh lý, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh: Niêm mạc đường tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa có men tiêu bột. Thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Nguyên nhân...

    BỊ TIÊU CHẢY NÊN ĂN GÌ HỒI PHỤC SỨC KHỎE

    Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày. Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Tiêu chảy kéo dài là khi bị tiêu chảy trên 2 tuần hoặc nhiều hơn. Sự nguy hiểm của...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top