Trẻ biếng ăn, chậm lớn và ốm vặt là những nỗi lo hằng ngày của các bậc làm cha làm mẹ.
Tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho trẻ như: trẻ chậm tăng cân, thấp còi, suy giảm hệ miễn dịch (sức đề kháng), từ đó bé sẽ hay bị ốm vặt đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa… Bé ốm sẽ cần uống một cơ số thuốc, khiến bé luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Nếu bậc cha mẹ chúng ta không hiểu hết lý do sâu xa này,càng ép bé ăn nhiều sẽ khiến bé sợ đồ ăn và càng lười ăn. Vô hình nó chính là một vòng luẩn quẩn, khép kín. Phải làm gì đây??? Câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh.
*Để giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày, bước đầu tiên là bố mẹ cần tìm ra được nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ:
1/ Do thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Đây là một nguyên nhân rất quan trọng gây ra tâm lý biếng ăn, sợ ăn của trẻ. Bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nếu dinh dưỡng thừa chất sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa, đầy bụng ở trẻ. Bạn cần chú ý: trẻ chỉ có nhu cầu đòi ăn khi thức ăn trong dạ dày đã tiêu hóa hết.
2/ Yếu tố tâm lý: Nhiều bố mẹ ép con ăn( uống) bằng mọi cách như: quát, mắng, đánh, dọa nạt… khiến cho bé thấy sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. Ngoài ra, sự thay đổi khung giờ ăn, nơi ăn cũng quyết định việc bé sẽ ăn được nhiều hay ít.

3/ Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời điểm chuyển giao chế độ ăn của bé qua từng độ tuổi.
4/ Biếng ăn do bệnh lý:
Bé mắc các bệnh lý như: viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan.. hoặc bị sâu răng, viêm lợi, loạn khuẩn đường ruột.
5/ Biếng ăn sinh lý: Thường vào lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi, đang mọc răng… Đặc biệt là giai đoạn bé bắt đầu mọc những mầm răng đầu tiên, khiến bé bị đau, sốt, biếng ăn và sụt cân.
6/ Biếng ăn do thuốc: phải kể đến là thuốc kháng sinh. Kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời cũng diệt luôn cả hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột khiến bé ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém.
* Bước tiếp theo là khắc phục và trị tận gốc nguyên nhân gây ra:
– Biếng ăn do tâm lý: Cha mẹ cần kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lười ăn. Không nên ép bé, dọa nạt, quát mắng sẽ khiến bé sợ. Hãy cho trẻ ăn một cách thoải mái nhất, động viên bé bằng những phần quà như: 1 chuyến đi chơi, 1 món đồ chơi bé thích…sau mỗi bữa ăn.
-Biếng ăn do sai lầm trong kỹ thuật chế biến thức ăn và thời kỳ chuyển giao chế độ ăn: Tránh kéo dài thời gian cho trẻ ăn thức ăn xay quá nhuyễn. Bạn nên để bé tập phản xạ nhai và tự cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn đa dạng, khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng theo độ tuổi, đặc biệt chú ý tới hình thức trình bày món ăn, sao cho đẹp mắt, kích thích sự thèm ăn của con. Ví dụ, mẹ có thể nấu món canh rau củ quả với màu sắc đa dạng, hình thù ngộ nghĩnh hoặc có thể trang trí đĩa trái cây bằng tạo hình các con vật. Chắc chắn là bé biếng ăn sẽ thấy bữa ăn hấp dẫn và thú vị hơn nhiều.
– Biếng ăn do bệnh lý: Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu như: Lysin, Vitamin B1, dưới chế phẩm siro dễ uống như: Lyvitol hoặc lysivit. Bạn cần xổ giun cho trẻ 6 tháng một lần. Kết hợp giữ gìn vệ sinh răng miệng. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sản phẩm có thành phần sữa non, Immune alpha, kẽm như cốm Pre- vipteen2.
Biếng ăn sinh lý: Trong giai đoạn bé đang mọc răng cần chế biến các món ăn như: cháo, canh, súp,… để trẻ dễ nuốt hơn.
Biếng ăn do thuốc: Khi bạn cho bé dùng thuốc kháng sinh
Bạn nên kết hợp cùng men vi sinh để cấy lại hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ.
( Kháng sinh và men vi sinh cần uống cách nhau ít nhất 1h)
6. Ngoài ra, bé cần vận động thể lực hàng ngày như :chạy, vui đùa cùng các bạn, đi bộ công viên, vườn bách thú. Khi bé hoạt động sẽ khiến cơ thể khỏe, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, bé sẽ thấy đói và tìm đến đồ ăn.
7. Cần rèn luyện thói quen không nên cho trẻ ăn vặt trước các bữa ăn chính. Việc bé uống sữa, ăn bánh kẹo sẽ làm bé cảm thấy ngang dạ, khi đến bữa ăn chính bé uể oải,không hào hứng với các món ăn mà bạn nấu.
** Tóm lại, “Nguyên tắc” cơ bản dành cho cha mẹ trong quá trình trị biếng ăn cho con là không ép ăn nếu bé không muốn.Và quan trọng nhất, để giúp cho trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh,tiêu hóa tốt ( nhanh) thức ăn, bé nhanh đói, thèm ăn và ăn ngon miệng hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng cân đều bạn cần bổ sung thêm men vi sinh trong khẩu phần chế độ ăn hàng ngày của bé. Cốm vi sinh có tác dụng tạo lên môi trường sống tốt nhất và đưa các vi khuẩn có lợi vào đường ruột giúp kích thích sự hấp thu dinh dưỡng và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.
– Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại cốm vi sinh. Bạn nên chọn sản phẩm có chứa đồng thời khuẩn có lợi (Probiotics) và chất xơ hòa tan (Prebiotics) như men vi sinh Golden Lab. Chất xơ Prebiotics là nguồn thức ăn của lợi khuẩn Probiotic, giúp các Probiotic tăng trưởng nhanh chóng và phát huy tác dụng nhanh và mạnh.
Hơn nữa, nổi bật vượt trội của sản phẩm Golden Lab so với nhiều men vi sinh khá là được bào chế theo công nghệ bao kép LAB2PRO (công nghệ bào chế men vi sinh hiện đại nhất) giúp hệ vi khuẩn có lợi vào đến ruột an toàn và phát huy tác dụng tốt. Qua đó, sẽ giúp tiêu hóa nhanh thức ăn và tăng nhu cầu ăn của bé, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Canxi. Sản phẩm Golden LAB sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ biếng ăn, bé bị tiêu chảy, trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.