Phòng bệnh chốc lở mùa hè cho bé
22/06/2015 | 2:07 Chiều Lượt xem: 4596
Phòng bệnh chốc lở mùa hè cho bé

- Các bệnh trẻ em dễ mắc phải vào mùa nắng nóng
- Các bệnh trẻ em dễ mắc phải vào mùa nắng nóng Thời tiết nắng nóng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn cũng như ký sinh trùng phát triển. Cơ thể trẻ chưa có đề kháng nên dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh tấn công. 1. Tiêu chảy cấp...
- Xem thêm
Thời tiết nóng ẩm, các bé rất dễ mắc các bệnh ngoài da. Trong đó, có thể kể đến bệnh chốc. Chốc là một bệnh rất lây, có thể gây thành dịch ở trường học, nhà trẻ mẫu giáo nếu môi trường ẩm thấp và vệ sinh kém. Ban đầu chúng tạo thành những mụn nước, bóng nước nhỏ rồi nhanh chóng trở nên đục thành mụn mủ.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Khi mắc bệnh các bé bị ngứa gây lở loét, nhiễm khuẩn
Mụn mủ vỡ ra thành vết trầy trợt, ở giữa có vẻ lành và lan rộng ra xung quanh đóng vảy màu vàng như mật ong. Khi mắc bệnh các bé bị ngứa, càng nóng càng ngứa và khó chịu khiến các bé gãi không kiểm soát được sẽ sứt da dễ gây lở loét, nhiễm khuẩn, làm cho bệnh càng nặng thêm. Khi lành hay để lại sẹo thâm. Mụn nước thường mọc nhiều ở hai chân, hai tay. Một số trường hợp nhiều có thể lây lan lên da đầu, bụng và lưng. Ở trẻ em, do gãi, vi khuẩn từ chỗ này lây lan sang chỗ khác làm cho bệnh lan ra khắp cơ thể.

- Phòng bệnh ngoài da cho bé vào mùa hè
- Giúp bé phòng bệnh ngoài da mùa hè Mùa hè oi nóng rất dễ làm tổn thương làn da mềm mại của bé. Nhất là khi các tuyến bài tiết dưới da chưa hoàn thiện, khả năng tự bảo vệ của da của cũng còn yếu, làn da của em bé dễ bị nhiễm khuẩn...
- Xem thêm
Khi mắc chốc da cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, có thể dùng một số loại nước tắm trong dân gian như nước chè xanh làm khô se tổn thương. Tại nơi tổn thương chốc có thể sử dụng một số thuốc sát khuẩn như betadine hoặc dung dịch thuốc màu như xanh methylen… Dùng một vài ngày không thấy cải thiện hoặc bệnh có xu hướng nặng lên thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Mẹ cần phải tắm rửa sạch sẽ cho bé thường xuyên
Để dự phòng bệnh tốt, cần phải vệ sinh thân thể, chăm tắm giặt, gội đầu để tránh bị nhiễm khuẩn, nhất là với trẻ em. Không nên giữ trẻ ở nơi thiếu ánh sáng và ẩm thấp, cần vệ sinh và làm thoáng mát nơi các cháu học tập và sinh hoạt. Khi có biểu hiện của bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa sớm để nhanh chóng chữa trị, tránh để lâu ngày, gãi nhiều sẽ lây lan và gây bội nhiễm..
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger