Phòng tránh bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh | Bé khỏe mẹ vui

Phòng tránh bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh

22/06/2014 | 9:01 Sáng   Lượt xem: 4509

Phòng bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh vẫn có thể bị táo bón. Chúng làm cho em bé cảm thấy khó chịu và không chịu ăn. Vậy làm thế nào để ba mẹ phát hiện và phòng ngừa các triệu chứng này?

Sau khi chào đời, phân của bé thường có màu xanh đen do chứa meconium – một chất bị tích ở ruột trong thời gian bé nằm trong bụng mẹ. Sau đó, phân sẽ thay đổi màu sắc, tính chất cũng như mềm hơn và nhiều nước hơn. Thông thường trẻ bú mẹ hoàn toàn hiếm khi bị táo bón. Ngoại trừ khả năng chế độ ăn uống của mẹ làm mẹ bị táo bón thì con bú sữa mẹ sẽ có nhiều khả năng cũng bị táo bón.

Thông thường việc chẩn đoán bé bị táo bón không phải là điều dễ dàng, nhiều trường hợp ba mẹ cũng chẩn đoán nhầm. Tần suất đi tiêu ở bé sơ sinh khá đa dạng, mỗi bé sẽ khác nhau và ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau. Có bé đi tiêu một ngày 6 – 8 lần, trong khi có bé 2 – 3 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau đây:

  • Vài ngày hoặc cả tuần, bé mới đi tiêu một lần. Tình trạng này kéo dài khoảng từ 2 tuần liên tục hoặc hơn.
  • Bé đi tiêu phân cứng, đóng thành từng cục nhỏ, quấy khóc và đi tiêu cảm thấy khó khăn.
Tình trạng táo bón khiến trẻ sơ sinh chậm lớn

Ảnh: Sưu tầm Internet

Tình trạng táo bón khiến trẻ sơ sinh chậm lớn

Khi đó mẹ phải làm gì?

Trước tiên mẹ cần rà soát lại thực phẩm mẹ ăn có ảnh hưởng tới em bé hay không. Sau đó, mẹ tiến hành các liệu pháp sau:

Massage cho bé                                      

Đây không chỉ là biện pháp chữa trị mà còn giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả. Bé 2- 3 tuần tuổi là mẹ có thể massage bụng cho em rồi. Chọn lúc bé thoải mái nhất, không bị no quá hay đói quá để tiến hành massage.

Mẹ làm ấm bàn tay mình rồi nhẹ nhàng xoa lên xoa xuống hai bên sườn cho bé, rồi xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng bé và ngược lại. Tiếp theo mẹ cho bé tập động tác đạp xe: nắn nhẹ chân bé giúp bé co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng rồi lại duỗi chân ra. Mẹ thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 phút.

Cho bé bú

Khi trẻ bị táo bón, mẹ nhớ tăng cữ bú cho bé, để đảm bảo bé không bị thiếu chất lỏng. Nếu bú bình, mẹ không nên pha loãng sữa mà chỉ cần cho bé uống thêm nước.

Nếu bé không đi tiêu được mẹ có thể dùng dung dịch thụt tháo nhưng cách này nếu dùng thường xuyên sẽ gây ra các phản xạ không tốt cho trẻ.

Khi nào mẹ cần đưa trẻ bị táo bón tới bệnh viện?

  • Nếu tình trạng táo bón của tẻ kéo dài trên 1 tuần và thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.
  • Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng
  • Táo bón ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, khiến bé kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Vì tình trạng táo bón dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể gây ra rất nhiều vấn đề xấu cho đường ruột và sức khỏe của trẻ. Trẻ có các nguy cơ bị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường ruột nếu phân bị tích trữ quá lâu ở đại tràng. Trẻ bị đầy bụng, chán ăn, lâu dần dẫn tới biếng ăn, thiếu chất và chậm lớn. Vì vậy ba mẹ cần nhanh chóng giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này để không chậm phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa.

Xem thêm về : Cách chữa trị bệnh táo bón – Bé khỏe Mẹ vui

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

CÁCH CHỮA TIÊU CHẢY CHO BÉ

Nội dung chínhPhòng bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh   Bé bị tiêu chảy là một trong những tình trạng rất thường gặp. Thế nhưng đây được giá là một trong những vấn đề hết sức nghiêm trọng mà nếu như không được chủ động trong việc thăm khám và điều trị kịp ...

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Nội dung chínhPhòng bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non nớt thì gặp táo bón thực sự là nam giải và khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Đặc biệt tình trạng này ở trẻ sở sinh không thể áp dụng biện pháp ăn...

TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN MẸ CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ ?

Nội dung chínhPhòng bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh Với trẻ sơ sinh, nếu thấy trẻ có dấu hiệu như  đi cầu khó khăn, uốn người khó chịu khi rặn, số lần đi cầu ít (1-2 ngày mới đi 1 lần) thì cần nghĩ ngay tới nguyên nhân trẻ bị táo bón. Táo bón...

TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Nội dung chínhPhòng bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị táo bón do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ uống sữa công thức cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Để xác định trẻ...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top