Phòng tránh các tai biến do tiêm vaccine ở trẻ em

Phòng tránh các tai biến do tiêm vaccine ở trẻ em

19/10/2013 | 4:51 Chiều   Lượt xem: 1607

Khi tiêm chủng đưa kháng nguyên vào cơ thể kích thích sự đáp ứng miễn dịch, hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng và hoạt động tăng cường để sinh ra miễn dịch. Bên cạnh đó, cũng có những tai biến dễ gặp phải.

Các tai biến do vaccine gây ra

Tại chỗ: nơi tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh chóng trong một vài ngày, không cần phải can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng thì nơi tiêm có thể bị nhiễm trùng.

Phòng tránh các tai biến do tiêm vaccine ở trẻ em

Ảnh: Sưu tầm Internet

Toàn thân: sốt hay gặp nhất, thường hết sau một vài ngày. Mỗi loại vaccine có thể gặp một số biến chứng đặc biệt: vaccine ho gà toàn tế bào có thể gây co giật, tím tái từng cơn, hội chứng não cấp, viêm não; vaccine bệnh lao (BCG) gây viêm hạch mủ tại chỗ, nhiễm vaccine bệnh lao lan tỏa; vaccine sởi, dại, quai bị có thể gây biến chứng viêm não, …

Sốc phản vệ với những biểu hiện xuất hiện ngay sau khi tiêm hoặc vài giờ sau khi tiêm:

– Mẩn đỏ, ngứa tại chỗ tiêm, ban đỏ mề đay, phù Quincke (tức là phù mạch) toàn thân.

– Mạch nhanh nhỏ, khó bắt, giảm huyết áp, tụt huyết áp.

– Khó thở (nghẹt thở) như co thắt thanh quản hoặc hen.

– Bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, chóng mặt, choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, hôn mê.

– Đau quặn bụng, đái dầm.

Cách phòng tránh và xử trí khi gặp tai biến

– Tuyên truyền cho gia đình để trẻ dược tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

– Trẻ cần được khám cẩn thận trước khi tiêm phòng.

– Đảm bảo tuyệt đối an toàn khi tiêm phòng.

– Vô khuẩn

– Kỹ thuật tiêm phù hợp (tế bào, trong da, dưới da).

– Kiểm tra chất lượng vaccine trước khi tiêm, tiêm đúng liều.

– Bảo quản vaccin đúng kỹ thuật.

– Theo dõi sát trẻ ngay sau tiêm.

– Shock phản vệ: xử trí theo phác đồ. Hướng dẫn gia đình trẻ theo dõi trẻ khi về nhà, dặn khi nào cần đưa trẻ đi khám.

Lưu ý: Cách xử trí tại chỗ khi bị shock phản vệ:

– Ngừng ngay tiêm hoặc uống vaccine.

– Nằm tại chỗ, theo dõi đường thở, làm thông đường thở, thở oxy nếu có, ủ ấm nếu mạch nhanh, chi lạnh nằm đầu thấp đo huyết áp mạch 10-15p/lần.

– Tiêm dưới da, tiêm bắp nay liều adrenalin 0.01mg/kg cho trẻ em, tiêm nhắc lại 10-15p/ lần cho tới khi huyết áp trở lại bình thường.

– Mời kíp hỗ trợ để cấp cứu tại chỗ.

– Chuyển bệnh nhi về các trung tâm cấp cứu hồi sức.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhCác tai biến do vaccine gây raCách phòng tránh và xử trí khi gặp tai biến Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhCác tai biến do vaccine gây raCách phòng tránh và xử trí khi gặp tai biến Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhCác tai biến do vaccine gây raCách phòng tránh và xử trí khi gặp tai biến Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhCác tai biến do vaccine gây raCách phòng tránh và xử trí khi gặp tai biến Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top