Rối loạn tiêu hóa do uống sữa – những điều mẹ cần biết - Bé khỏe mẹ vui

Rối loạn tiêu hóa do uống sữa – những điều mẹ cần biết

15/05/2019 | 9:12 Sáng   Lượt xem: 1500
1. Tại sao trẻ cứ uống sữa là đầy hơi, tiêu chảy

Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân hay gặp là cơ thể trẻ bất dung nạp với đường lactose do lượng men lactase trong đường ruột bị suy giảm hoặc thiếu hụt do bẩm sinh. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm cho tình trạng tiêu chảy của trẻ kéo dài hoặc trở thành mãn tính. Những đứa trẻ này thường gặp tình trạng cứ uống sữa vào là tiêu chảy.

2. Lactose và lactase là gì?

Lactose là một loại đường tự nhiên có trong sữa các loài động vật có vú như bò, dê và sữa mẹ. Trong mỗi 100ml sữa mẹ có khoảng 7mg lactose. Các loại sữa công thức cung cấp 7mg còn sữa bò có khoảng 5mg lactose. Lactose đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ: hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp phát triển xương và răng chắc khỏe, phát triển thần kinh và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho sự phát triển của trẻ.

Khi vào cơ thể lactose được thủy phân thành các đơn vị glucose và galactose để tiêu hóa nhờ hoạt tính của một loại enzym tiêu hóa gọi là lactase. Nếu thiếu hụt men lactase, đường lactose không được tiêu hóa, tiếp tục đi qua đường ruột và bị các vi khuẩn hoạt động trên đó lên men, hình thành khí và nước. Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ bị đầy bụng và tiêu chảy khi không dung nạp được đường lactose.

3. Phân biệt không dung nạp sữa và dị ứng sữa

Trẻ có thể bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do dị ứng sữa hoặc không dung nạp lactose có trong sữa. Do một số triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa và không dung nạp lactose là tương tự nhau, nên khó có thể chẩn đoán phân biệt chúng.

  • Dị ứng sữa: dị ứng thường liên quan đến phản ứng của hệ miễn dịch với một hoặc nhiều loại đạm có trong sữa công thức, sữa bò, sữa dê, thậm chí cả sữa mẹ nếu mẹ mới dùng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa có chứa các loại đạm (protein) gây dị ứng gần đây. Các phản ứng trẻ có thể gặp khi bị dị ứng sữa là đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, phát ban, mề đay, khó thở,… Nếu trẻ gặp tình trạng dị ứng sữa, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để nhận được giải pháp phù hợp.
  • Bất dung nạp lactose: tình trạng này không liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể mà phụ thuộc nhiều hơn vào chức năng của hệ tiêu hóa. Một đứa trẻ gặp tình trạng bất dung nạp đường lactose thường có các triệu chứng điển hình như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, co thắt dạ dày nhưng không có phát ban và khó thở.
4. Bé có tình trạng không dung nạp lactose không?

Một em bé bị bất dung nạp lactose thường biểu hiện ít nghiêm trọng hơn so với tình trạng dị ứng sữa, chủ yếu là gặp các vấn đề như một rối loạn tiêu hóa thông thường.

Bất dung nạp lactose có thể tạm thời hoặc lâu dài tùy thuộc vào thể bất dung nạp lactose mà trẻ gặp phải.

Có 4 loại bất dung nạp lactose mẹ có thể gặp ở trẻ:

  • Loại đầu tiên đến từ các nguyên nhân nguyên phát xuất hiện ở trẻ em ở những độ tuổi khác nhau liên quan đến di truyền, yếu tố sắc tố và tiền sử gia đình. Thông thường đứa trẻ sinh ra có lượng men lactase bình thường, bệnh chỉ xuất hiện khi chúng lớn lên và có nhiều thay đổi trong chế độ dinh dưỡng. Những đứa trẻ bất dung nạp lactose nguyên phát không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn lactose trong khẩu phần ăn mà phụ thuộc vào từng cá thể, nếu bệnh ở thể nhẹ có thể dung nạp được một lượng nhỏ lactose.
  • Dạng thứ hai là bất dung nạp lactose thứ phát do rối loạn dạ dày, viêm dạ dày ruột, nhiễm ký sinh trùng…. Những trường hợp này thường chỉ mang tính tạm thời, cho đến khi ruột được chữa lành. Trong những trường hợp nghiêm trọng cần loại bỏ hoàn toàn lactose ra khỏi chế độ ăn một vài tuần theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
  • Bất dung nạp lactose bẩm sinh thì hiếm gặp hơn và thường di truyền từ cha mẹ.
  • Thiếu hụt men lactase do sinh non: Lượng men lactase thường phát triển mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ trước khi trẻ được sinh ra, vì thế, với những trẻ sinh non, hệ tiêu hóa của các bé có thể phát triển không ổn định. Tuy nhiên, ngay cả những đứa trẻ bình thường thì trong 2 năm đầu, men lactase chỉ hoạt động khoảng 70% khiến trẻ thường xuyên gặp các rối loạn tiêu hóa. 
5. Mẹ nên làm gì khi trẻ bất dung nạp lactose trong sữa công thức
  • Nếu trẻ bú mẹ, dù trẻ đang tiêu chảy mẹ vẫn phải cho bé tiếp tục bú mẹ, không bắt trẻ kiêng ăn, kiêng bú. Quan niệm ăn kiêng khi tiêu chảy có thể khiến bé bị thiếu dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ kéo dài tiêu chảy, mất nước và điện giải. Sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất cho trẻ sau khi điều trị mất nước bằng oresol, dù trẻ không dung nạp được đường lactose thì cơ thể trẻ vẫn có thể tiêu hóa được lactose trong sữa mẹ. Hơn nữa, sữa mẹ có chứa các chất điện giải, các nucleotide có tác dụng phục hồi niêm mạc ruột, cầm tiêu chảy cho trẻ tốt hơn bất cứ thứ gì.
  • Khi trẻ tiêu chảy, mẹ thường nghĩ ngay đến việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh kết hợp ăn kiêng. Điều này có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ diễn biến nặng thêm, đồng thời làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ. Ở những trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp đường lactose, điều đầu tiên mẹ nên làm là cắt giảm lượng lactose có trong các loại sữa hằng ngày của trẻ cho đến khi niêm mạc ruột trẻ được phục hồi và có khả năng tự sản xuất đủ men lactase để tiêu hóa hoàn toàn lactose.
  • Ngay cả khi trẻ tiêu chảy không liên quan đến khả năng dung nạp lactose thì mẹ cũng nên hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa để hạn chế làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Khi cắt giảm lượng lactose trong khẩu phần sữa của trẻ, mẹ cần lưu ý bổ sung thêm calci từ các nguồn khác nhau, vì chế độ ăn thiếu lactose sẽ ngăn cản quá trình hấp thu calci. Mẹ có thể bổ sung nguồn calci nano từ các chế phẩm cốm bổ sung như cốm PreVipteen 2&3 vừa giúp bổ sung calci, vitamin D3, Mk7 giúp tăng trưởng chiều cao, vừa bổ sung các dưỡng chất cần thiết để hoàn thiện sức khỏe cho trẻ trong giai đoạn này như Immune alpha, colostrum tăng cường miễn dịch, EPA, DHA bảo vệ mắt và phát triển trí não…
  • Khi trẻ đang ăn dặm bị tiêu chảy, mẹ cần duy trì chế độ ăn bình thường, tăng cường các thành phần dễ tiêu như cháo gạo, thịt nạc, thịt gà và một số thực phẩm giàu chất điện giải như chuối , táo để cải thiện tình trạng tiêu chảy tốt hơn.
  • Bổ sung các lợi khuẩn đường ruột. Lactose hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ. Đồng thời, các lợi khuẩn này sinh acid lactic, thúc đẩy tăng sản xuất men lactase để tiêu hóa đường lactose tốt hơn. Do vậy, nếu trẻ gặp tình trạng tiêu chảy do bất sung nạp đường lactose thì việc bổ sung lợi khuẩn đường ruột là rất cần thiết. Tuy nhiên không phải mọi chủng lợi khuẩn đều cho tác dụng nhu nhau. Theo các nghiên cứu khoa học, chỉ 2 chủng Lactobacillus và Bifidobacterium là mang lại lợi ích lớn nhất trong trường hợp này. Đây cũng là 2 chủng lợi khuẩn chính tham gia vào mọi hoạt động hỗ trợ tiêu hóa và miễn dịch tại đường ruột. Hiện nay, mẹ có thể bổ sung 2 chủng vi khuẩn này từ cốm vi sinh Golden Lab. Đây là sản phẩm được nhập khẩu từ Hàn Quốc, được Bộ Y tế và các chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng để hỗ trợ sức khỏe đường ruột cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nếu mẹ có thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa của trẻ, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chuyên gia Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)  theo tổng đài tư vấn 0896.509.509 hoặc gửi thư qua hòm mail: bslethihai@bekhoemevui.vn.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top