Sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi | Bé khỏe mẹ vui

Sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi

02/03/2014 | 3:05 Chiều   Lượt xem: 3684

Dưới 1 tuổi là thời kỳ trẻ đang cần nhiều dưỡng chất cho sự phát triển đầu đời. Tuy nhiên một số lỗi lầm trong chế độ dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị tụt lại đằng sau trong sự so sánh với các bé đồng trang lứa. Vậy đâu là những sai lầm cần tránh trong độ tuổi này?

Cho trẻ uống sữa bò

Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, là nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng, khiến trẻ ăn không ngon miệng và cảm thấy no lâu hơn. . Hơn nữa, dạ dày của bé cũng không thể tiêu hoá do thiếu men enzim thẩm thấu. Vì vậy tốt nhất là bạn nên cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.

Sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi

Ảnh: Sưu tầm Internet

Trộn bột với sữa

Nhiều bà mẹ có thói quen trộn bột với sữa để cho trẻ ăn, việc này là không nên làm. Nếu trộn thêm bột hay bất kỳ thực phẩm nào khác vào sẽ làm thay đổi công thức tối ưu của sữa. Sữa đặc hơn sẽ làm trẻ dễ sình bụng, khó tiêu, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu.

Cách tốt nhất, các bà mẹ chỉ nên pha sữa bột với nước sôi khoảng 60 độ C, theo đúng tỉ lệ ghi trong hướng dẫn sử dụng, pha đặc hơn sẽ gây khó tiêu, pha loãng quá lại không đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ.

Pha men vi sinh với nước nóng

Đó là sai lầm phổ biến khi bạn sử dụng men vi sinh cho trẻ nhỏ. Mặc dù có thể được chế tạo từ công nghệ bao kép Duolac TM nhưng lợi khuẩn trong men vi sinh vẫn có thể không tới được đường ruột. Và một trong các cách giúp công việc cho bé ăn tiện lợi hơn là mẹ có hể trộn men vi sinh với sữa, cháo cho bé ăn. Tuy  nhiên mẹ lưu ý không để nhiệt độ khi cho men vi sinh vào quá cao, chúng có thể làm tổn hại tới lý khuẩn.

Cho bé ăn dặm không đúng lúc

Quá sớm hay quá muộn đều không tốt, song ăn dặm sớm dường như nguy hiểm hơn. Có bé mới 3-4 tháng tuổi mà bạn đã tập cho ăn bột, ăn nước cháo dẫn đến bé bị rối loạn tiêu hóa và hậu quả là bé bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, một số trẻ trên 6 tháng tuổi mà chưa được tập ăn dặm cũng chậm tăng cân, vì sữa không thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ.

Cho bé ăn dặm không đúng cách

Cho bé ăn quá nhiều hay quá ít đều không tốt. Khi bắt bạn đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần lưu ý:

–         Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Từ vài muỗng bột, tăng dần lên 1/2 chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần bột lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 – 7 tháng tuổi.

–         Cho bé ăn bột từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi đặc dần, sau đó sẽ là cho bé ăn bột đặc.

–         Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Ban đầu bạn pha bột gạo với nước rau; sau đó bạn thêm nước thịt, rồi thêm dầu ăn và cuối cùng là ăn luôn cả xác rau, thịt.

Cho bé uống quá nhiều nước ép trái cây

Bé dưới 1 tuổi nếu bạn cho uống quá nhiều nước ép trái cây, bé sẽ không hấp thu được đủ lượng sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu chất dinh dưỡng có thể dẫn tới bé bị suy dinh dưỡng. Có trường hợp, một vài trẻ uống quá nhiều khối lượng nước ép trái cây sẽ có hiện tượng bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy do không thể hấp thu được hết dưỡng chất trong nước trái cây.

Bé sau 6 tháng tuổi có thể được dùng nước trái cây trong bữa ăn của mình. Ban đầu chỉ với một lượng nước nhỏ bằng khoảng 1-2 ounce/ngày. Khi bé đã lớn hơn một chút bạn có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước trái cây cần được ép từ những trái cây tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước trái cây công nghiệp hoặc quá ngọt.

Cho bé ăn cơm sớm để mau cứng cáp

Bạn hoàn toàn sai lầm, khi nghĩ rằng cho bé ăn cơm sớm sẽ giúp bé mau chóng cứng cáp, vì ở lứa tuổi này, bé chỉ có vài cái răng cửa. Do đó cho bé ăn cơm sớm, bé chỉ biết nuốt chửng mà thôi, làm cho thức ăn khó tiêu hóa và chậm hấp thu, khiến cho bé chậm tăng cân. Nên cho bé ăn những thức ăn mềm như cháo, nui, bột đặc, phở, bún…

Cho bé ăn mật ong

Khi bé quá 12 tháng tuổi, bạn mới được cho bé ăn mật ong khi cần thiết. Mật ong có thể chứa những vitamin không phù hợp, gây ra nguy hiểm cho bé. Vì chỉ cần một lượng nhỏ mật ong thôi, cũng có thể gây ra nhiều chuyện rồi. Vì thế, bạn nên cẩn thận khi cho bé ăn mật ong.

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top