Sai lầm của mẹ khi tự ý dùng kháng sinh cho bé - Bé khỏe mẹ vui

Sai lầm của mẹ khi tự ý dùng kháng sinh cho bé

27/03/2019 | 1:31 Chiều   Lượt xem: 1192

Năm 1928, nhà khoa học Fleming đã tìm ra kháng sinh đầu tiên mang tên Penicillin, mở ra một kỷ nguyên mới cho sức khỏe loài người. Từ đó đến nay có hàng tỷ người đã được cứu sống nhờ kháng sinh từ những căn bệnh nhiễm khuẩn đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, việc con người tự ý chỉ định, sử dụng sai cách và lạm dụng kháng sinh đang làm suy yếu đi loại vũ khí diệt khuẩn này. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khám chữa bệnh cho con người đặc biệt là trẻ nhỏ.

Ở trẻ, việc cơ thể còn non nớt, khả năng tự miễn dịch yếu, dễ bị tác động bởi các tác nhân gây bệnh khiến việc phải sử dụng kháng sinh trở nên thường xuyên hơn. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều bà mẹ có những quan niệm sai lầm trong việc sử dụng kháng sinh làm gia tăng tỷ kháng thuốc kháng sinh dẫn đến việc điều trị bệnh khó khăn, kéo dài và tốn kém hơn.

Chúng ta cần hiểu rằng, kháng sinh chỉ có tác dụng với những bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn (bacteria) gây nên, không có tác dụng với các bệnh do virus.Vì thế, hầu hết các trường hợp sốt virus, viêm họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy,…là do virus thì không nên sử dụng kháng sinh. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà chúng còn diệt luôn vi khuẩn có lợi trong cơ thể, do đó việc mẹ cho trẻ dùng kháng sinh sai cách  thì cơ thể trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

Dưới đây là một số sai lầm của mẹ khi sử dụng kháng sinh cho trẻ:

1.Dùng thuốc không đủ liều

Tâm lý chung của các bà mẹ là “thuốc tây rất độc hại”, không độc gan thì độc thận, độc dạ dày,… nên chỉ cần uống mấy liều, thấy con giảm triệu chứng thì ngưng thuốc hoặc giảm liều để con tự khỏi.

Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn nhưng phải sử dụng đúng và đủ liều mới cho tác dụng. Nếu mẹ dừng thuốc khi bệnh mới thuyên giảm mà chưa hết thời gian dùng thuốc, vi khuẩn trong cơ thể trẻ lúc này mới chỉ suy yếu đi hoặc giảm số lượng, lượng vi khuẩn còn lại sẽ sống trong môi trường kháng sinh với nồng độ thấp, sản sinh và tái tạo ra lớp vi khuẩn mới chai lì hơn so với thế hệ cũ, và trẻ lại tái mắc bệnh trong thời gian ngắn. Và tất nhiên, khi đó kháng sinh sẽ không còn tác dụng với chúng. Đó là lý do, bác sĩ luôn chỉ định liều dùng của kháng sinh từ 7-10 ngày để đảm bảo thuốc phát huy tối đa tác dụng, hạn chế tác dụng phụ và tình trạng kháng thuốc.

2. Dùng thuốc theo mách bảo

“Bệnh của con chị giống hệt bệnh con tôi, chị có thể lấy thuốc của con tôi về cho bé dùng, đỡ mất công đi khám, vừa tốn tiền, vừa mất thời gian”. Đây là tình huống không hề hiếm gặp giữa các mẹ. Câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây nguy hiểm lớn cho bé. Bởi lẽ, có thể triệu chứng giống nhau nhưng chưa chắc bệnh đã trùng nhau do một số bệnh có biểu hiện giống nhau ở một số triệu chứng thực thể, cần thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng mới xác định được. Cho dù, bệnh giống hệt nhau thì việc sử dụng thuốc trên mỗi cá nhân, mỗi lứa tuổi là khác nhau, cần được sự chỉ định của bác sĩ.

3. Dùng lại thuốc của lần trước

Với tâm lý ngại đi khám, khi trẻ có biểu hiện bệnh giống hệt lần trước,mẹ thường cho trẻ dùng lại thuốc hoặc đơn thuốc của lần trước đó. Đây là một sai lầm lớn. Bởi lẽ, có thể biểu hiện bệnh giống nhau nhưng chưa chắc đã cùng một bệnh, hoặc ngay cả khi bệnh cũ tái phát thì cách điều trị chưa chắc đã giống lần trước. Đối với các bệnh có nhiễm khuẩn, vi khuẩn thường biến đổi liên tục cộng với việc có thể trẻ đã kháng với kháng sinh dùng trước đó, nên nếu mẹ cho trẻ dùng lại đơn thuốc trước không những khiến trẻ không khỏi bệnh mà còn làm nặng hơn tình trạng bệnh của trẻ.

4. Tự ý đổi thuốc

Kháng sinh dù mạnh đến đâu thì vẫn cần thời gian tác dụng. Thế nhưng, các mẹ thương con bệnh luôn muốn con uống thuốc gì để nhanh khỏi nhất và thuốc nhanh khỏi  mới là thuốc tốt. Vì vậy,khi mẹ dùng kháng sinh cho con nếu 2-3 ngày vẫn chưa thấy tác dụng rõ rệt thì tự ý đổi thuốc hoặc yêu cầu bác sĩ đổi sang loại thuốc mạnh hơn. Thế nên mới xảy ra tình trạng dùng kháng sinh mạnh chỉ để tiêu diệt những con vi khuẩn yếu, khiến vi khuẩn biến đổi, gây ra bệnh nặng hơn thì không còn loại kháng sinh nào có thể tiêu diệt được nữa, đây là một lý do gây nên tình trạng kháng kháng sinh.

5. Lạm dụng kháng sinh

Hiện nay, có một vấn đề hay gặp ở các bà mẹ đó là “thích” dùng kháng sinh cho trẻ. Con sổ mũi, dị ứng cũng yêu cầu dùng kháng sinh, con sốt, cảm cũng dùng kháng sinh, viêm họng, tiêu chảy cũng kháng sinh,… Việc kháng sinh được bán rộng rãi cùng với việc ltự ý lạm dụng kháng sinh đang là một vấn nạn hiện nay.

 Lạm dụng kháng sinh với những bệnh không do vi khuẩn, không cần dùng kháng sinh sẽ khiến cơ thể trẻ hấp thụ một lượng độc tố lớn cùng với việc vi khuẩn thường trú trong cơ trẻ biến đổi nhanh hơn, đẩy nhanh tình trạng kháng kháng sinh về sau.

Trẻ em ở mỗi độ tuổi thì có thể trạng khác nhau, cân nặng khác nhau nên liều lượng cho mỗi đứa trẻ là khác nhau. Mẹ không nên xem trẻ em là người lớn thu nhỏ, người lớn uống gì, trẻ em uống nấy chỉ cần giảm liều là được. Khi trẻ ốm nhất định phải dùng kháng sinh, mẹ phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh, dùng đúng thuốc, đúng liều lượng. Tuyệt đối không được tự ý mua kháng sinh tại các nhà thuốc hoặc dùng thuốc theo sự mách bảo của người không có chuyên môn.

Khi trẻ có các dấu hiệu sổ mũi, cảm sốt,… thông thường mẹ có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên như nhỏ mũi, làm sạch đường hô hấp bằng NaCl 0,9%, lau người, mặc quần áo thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước… kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng trẻ không thuyên giảm, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Khi được bác sĩ chỉ định thuốc, cha mẹ nên trao đổi kỹ với bác sĩ về đơn thuốc: đâu là thuốc kháng sinh? Đâu là thuốc bổ? trẻ có từng dị ứng với loại thuốc kháng sinh nào không? Trẻ có vấn đề gì về tiêu hóa không? Theo đó, mẹ cần tuân thủ thời gian và liều lượng dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh.

Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh thường sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến bé dễ mắc rối loạn tiêu hóa, biếng ăn sau thời gian sử dụng thuốc kháng sinh. Vì vậy, khi sử dụng kháng sinh mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh để giúp cân bằng hệ vi sinh cho trẻ. Nên uống men sau khi uống thuốc kháng sinh từ 1-2 tiếng. Sau đợt điều trị thì nên tiếp tục dùng men vi sinh từ 2-4 tuần để giúp bé ăn uống ngon miệng, tránh gặp phải tình trạng tiêu chảy do dùng kháng sinh. Mẹ nên lựa chọn men vi sinh với công nghệ bào chế hiện đại Lab2Pro để tăng hiệu quả của men. Hiện nay trên thị trường có men vi sinh Golden Lab có đủ tiêu chí này.

Đây là những vấn đề mẹ thường mắc phải khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trẻ hiện tại và sau này. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn và hỗ trợ hãy gọi theo số 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

banner-chan bai-gol-728x90
Rate this post
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    MEN VI SINH GOLDEN LAB KHUYẾN MẠI ? MUA 1 TẶNG 1 (ÁP DỤNG ĐẾN HẾT THÁNG 6/2020)

    Nội dung chính1.Dùng thuốc không đủ liều2. Dùng thuốc theo mách bảo3. Dùng lại thuốc của lần trước4. Tự ý đổi thuốc5. Lạm dụng kháng sinh CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ MÙA DỊCH COVID-19 (Áp dụng với sản phẩm Golden Lab) Kính gửi:  QUÝ KHÁCH HÀNG Hiện nay, ...

    Ăn tốt nhưng không tăng cân – Là do bé hay do mẹ?

    Nội dung chính1.Dùng thuốc không đủ liều2. Dùng thuốc theo mách bảo3. Dùng lại thuốc của lần trước4. Tự ý đổi thuốc5. Lạm dụng kháng sinh Không chỉ những đứa trẻ biếng ăn mới khiến cha mẹ lo lắng mà chính những đứa trẻ ăn nhiều mà không lên cân cũng là ...

    “Bắt bệnh” ngay chứng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ

    Nội dung chính1.Dùng thuốc không đủ liều2. Dùng thuốc theo mách bảo3. Dùng lại thuốc của lần trước4. Tự ý đổi thuốc5. Lạm dụng kháng sinh Bé yêu rất dễ bị đầy bụng khó tiêu mỗi ngày do cơ địa hoặc sai lầm của mẹ trong chế độ ăn uống. Mỗi khi bị đầy bụng,...

    Thực phẩm và các thành phần nên tránh khi chế biến thức ăn cho trẻ

    Nội dung chính1.Dùng thuốc không đủ liều2. Dùng thuốc theo mách bảo3. Dùng lại thuốc của lần trước4. Tự ý đổi thuốc5. Lạm dụng kháng sinh Trẻ con vốn dĩ không phải là người lớn thu nhỏ. Do vậy, một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top