Sai lầm khi chăm sóc con dễ làm trẻ ốm vặt trongmùa đông
08/12/2014 | 2:30 Chiều Lượt xem: 1859
Sai lầm khi chăm sóc con dễ làm trẻ ốm vặt trongmùa đông
Mùa đông lạnh giá luôn làm các bà mẹ hoang mang lo lắng trong việc chăm sóc bé yêu của mình như thế nào là tốt và đúng cách. Không ít bà mẹ chỉ quan chăm sóc con theo kinh nghiệm dân gian hoặc cảm tính đã không những làm trẻ khỏe mạnh lại khiến con mình trở nên ốm nặng hơn mà không hiểu tại sao.
Ngày 3/1/2013 đã có một vụ việc thương tâm xảy xa, bé Vi Thị Ơn (6 tháng tuổi Nghệ An) được đưa đến Viện Bỏng Quốc gia trong tình trạng tổn thương bỏng nặng. Nguyên nhân là do đối phó với thời tiết rét tê tái, để sưởi cho con đỡ giá lạnh, mẹ cháu bé đã đốt than củi để dưới gầm giường. Đốt lâu, than bén khiến giường, chiếu, chăn bốc cháy, gây bỏng nặng cháu bé đăng nằm trên giường. Đó là một trong rất nhiều sai lầm của mẹ khi chăm sóc con trong mùa lạnh. Dưới đây là một số sai lầm các mẹ nên tránh.
1. Cho trẻ ăn nhiều đồ hải sản có tính hàn
Thực tế cho thấy không phải cứ cho trẻ ăn hải sản nhiều là tốt. Nếu không hiểu rõ từng cơ chế tác dụng của từng loại thì các mẹ sẽ dễ sa vào cho bé ăn tràn lan. Nghe ngóng ai nói cái gì bổ dưỡng đều làm cho bé ăn. Thực phẩm cho bé ăn không chỉ đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng mà còn phải phù hợp với thời điểm nhiệt độ. Vào mùa đông, các mẹ cần hạn chế những thực phẩm có tính hàn trong thực đơn của con, điển hình có tính hàn như rau câu, lươn, nghêu sò… Ngược lại, mẹ có thể thay bằng những loại như thực phẩm có tác dụng ôn nhiệt như hành, hẹ, tỏi, ớt, thịt..

Ảnh: Sưu tầm Internet
Nghêu sò là một trong những loại hải hản có tính hàn
2. Không cho trẻ ra ngoài chơi.
Vào mùa đông, nhiều mẹ ngại không muốn cho con ra ngoài vì lo lắng con sẽ bị cảm lạnh. Chính vì các mẹ thường có thói quen bao bọc trẻ sơ sinh quá kỹ như vậy, khiến cho bé ít có cơ hội được tiếp xúc với không khí trong lành bên ngoài. Do đó, tỷ lệ trẻ còi xương của bé nước ta vẫn khá cao.
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé vì nó giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại các bệnh truyền nhiễm có hại. Một trong các cách giúp bé hấp thụ vitamin D đó là tắm nắng. Bên cạnh đó cha mẹ nên cho trẻ ra ngoài chơi, tiếp xúc với không khí lạnh để tăng cường sức đề kháng. Các trò chơi vận động ngoài trời cũng giúp trẻ khoẻ mạnh hơn để chống lại bệnh tật.
3. Cho trẻ mặc nhiều quần áo, ủ ấm quá mức.
Nhiều bà mẹ đã chọn cách đóng kín cho con bằng việc mặc quần áo thật dày, kín trước khi đi ngủ. Nhưng trên thực tế đây là cách giữ ấm không khoa học. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi, làm nhiễm lạnh ngược và bé dễ viêm phổi. Ngoài ra, việc ủ quá nhiều lớp áo, chăn gây nóng còn dễ khiến làn da mỏng manh của trẻ bị viêm, ngứa, gây cho bé sự khó chịu. Ở một mức độ nào đó, ủ ấm quá mức còn khiến trẻ bị đột tử. Nóng bức, toát mồ hôi, nếu không lau kịp lại dẫn tới mắc bệnh về đường hô hấp.
4. Đội mũ ấm cho trẻ đi ngủ

Ảnh: Sưu tầm Internet
Không nên đội mũ ấm cho trẻ đi ngủ
Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.
5. Tắm nước quá nóng cho trẻ
Vì trời lạnh nên bố mẹ ngại cho trẻ tắm, hoặc nếu tắm cũng dùng nước rất nóng. Da trẻ nhạy cảm hơn người lớn nên bố mẹ thấy nước đủ ấm thì trẻ có thể cảm thấy bỏng rát và lần sau sẽ sợ không dám tắm. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 330C đến 360C.
Nên dùng cổ tay hoặc khuỷu tay để thử độ ấm của nước. Nếu không, hãy chuẩn bị một nhiệt kế để có thể pha nước tắm thích hợp cho trẻ.
Khi cho trẻ tắm cũng lưu ý để phòng kín gió, chuẩn bị thêm quạt sưởi, máy sưởi nếu cần thiết. Chỉ nên cho trẻ tắm trong 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Hãy nhớ rửa mặt đầu tiên và gội đầu sau cùng.
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger