Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 5 6 tháng tuổi
Con yêu của ba mẹ đã lớn hơn rất nhiều. Mỗi giây phút bên con từng cử chỉ của con khiến ba mẹ hạnh phúc biết nhường nào. Ngắm con từng ngày lớn lên là niềm hạnh phúc nhất của ba mẹ.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Khả năng nhận thức
Khi 4 tháng tuổi, bé đã dần nhận biết về thế giới xung quanh. Bé thích mở to miệng cười và ngắm nhìn mọi người xung quanh, nhất là khi có ai hỏi chuyện bé.
Giai đoạn này, bé có xu hướng quan tâm đến những âm thanh, hình ảnh từ bên ngoài môi trường (đôi khi nhiều hơn cả việc được bạn cho bú).
Thời điểm này, bạn có thể sử dụng những câu hội thoại dài hơn khi giao tiếp với bé để giúp bé làm quen sâu hơn với ngôn ngữ. Bạn thử chọn một cuốn sách tranh có hình minh họa thật đẹp và bắt đầu đọc cho bé.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Trẻ sơ sinh 4 – 6 tháng tuổi có cơ thể phát triển khá hoàn thiện
Hoàn thiện cơ thể
Trong tháng thứ 4, bé có một sự phát triển rất vượt trội về khả năng kiểm soát những cử động của đầu và các chi. Sau khi bé lật lại nằm sấp, bé có thể nâng đầu lên, chống đỡ bằng hai cánh tay để nâng ngực lên và quay đầu nhìn mọi thứ.
Bé có thể duỗi thẳng chân ra khi được ẵm đưa lên, và bé cố gắng nhấn bàn chân xuống bề mặt phẳng. Bé thậm chí có thể đưa chân bước khi được ẳm ở tư thế đứng thẳng, đôi khi bé làm động tác này như một phản xạ tự nhiên.
Cùng với sự phát triển của cổ và chân, bé thích vẫy cả hai cánh tay cùng một lúc và đang tập điều khiển những hành động bằng tay chính xác hơn.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
Bé tập nói ê a
Bé nhà bạn được 5 tháng tuổi. Bé đã lớn hơn rất nhiều so với hồi bé mới cất tiếng khóc chào đời. Ba mẹ của bé có để ý rằng đây là thời kỳ bé đa ê a tập nói. Bé phun phì phì hay dùng môi và lưỡi để tạo ra nhiều âm thanh khác nhau.
Đó chính là dấu hiệu bé đang tập tành giao tiếp bằng ngôn ngữ với thế giới xung quanh. Ba mẹ cũng ê a để trả lời bé hay tạo ra những âm thành giống của bé để bé có sự tương tác với bên ngoài nhé. Điều này rất có lợi cho việc học nói của trẻ sau này.
Bé học ngồi
Giai đoạn này bé rất thích ngồi. bé cũng có thể khom lưng và chống hai tay phía trước để cố nhấc người lên. Lúc này bé cũng sẵn sàng ngồi ghế ăn để ăn cùng với gia đình. Đây là cột mốc để bé có thể thuận lợi hơn khi tham gia bữa ăn của gia đình. Khi trẻ được 5 tháng tuổi, xương khớp cổ của bé đã cứng cáp hơn, bé có thể ngồi vững chắc trên lòng cha mẹ trong khi ăn.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Trẻ sơ sinh 4 – 6 tháng tuổi hoàn toàn có thể tập ăn dặm
Ngoài ra, đây cũng là thời gian bé thích khám phá thức ăn, thích dùng tay để cảm nhận thức ăn và cho tay vào miệng. Những hoạt động trong giai đoạn này giúp bé làm chủ được kỹ năng dùng ngón tay lấy thức ăn. Ba mẹ chỉ cần đeo yếm cho bé và cho bé thỏa sức khám phá thức ăn.
Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã có khả năng cầm nắm và thả
Khi 6 tháng tuổi, cầm, nắm, rung lắc các vật khác nhau rồi đưa vào miệng là những vận động thường xuyên của bé. Bé có những vận động mạnh hơn như ngồi, lăn, đưa tay đòi bế. Bé cũng tập sử dụng các ngón tay riêng lẻ và cùng một lúc với nhau
Sau khi học cách nắm giữ một vật trong tay, bế sẽ bắt đầu học cách thả ra. Ba mẹ thường thấy bé nhặt một vật lên, chuyền qua tay bên kia rồi chuyền về lại tay bên này rồi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã bắt đầu bập bẹ ba ma.
Hầu hết các bé có thể bập bẹ khi bước sang 6 tháng tuổi. Bé có thể bật ra “mama”, “baba”. Mặc dù không có ý gọi ba hay mẹ vì bé chỉ tình cờ phát ra âm đó nhưng ba mẹ vẫn đáp lời bé và lặp lại những âm thanh này, bé sẽ sớm gọi đúng ba và mẹ. Ngoài ra, bé cũng bi bô rất nhiều âm khác nhau, có thể lần lượt hết âm này rồi mới đến âm khác.