Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi thời tiết chuyển mùa?
11/02/2015 | 2:09 Chiều Lượt xem: 4304
Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi thời tiết chuyển mùa?
Những ngày nghỉ tết nguyên đán vừa rồi thời tiết đột ngột chuyển sang ấm áp hơn rất nhiều, không khí ấm áp khiến cho các hoạt động vui chơi ngày tết được diễn ra khá suôn sẻ tuy nhiên bên cạnh đó các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em cũng tăng đột biến. Vậy tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi thời tiết chuyển mùa? Đó là câu hỏi rất nhiều bà mẹ thắc mắc mà chưa có lời giải đáp.
I. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là như thế nào?

Ảnh: Sưu tầm Internet
Rối loạn tiêu hóa kèm theo mệt mỏi khó chịu là bệnh hay gặp khi thời tiết chuyển mùa
Thời tiết Đông – Xuân với nền nhiệt độ thất thường, không khí ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt. Đây là thời điểm trẻ bị rối loạn tiêu hóa gia tăng với những triêu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Tại các bệnh viện, số lượng trẻ em phải nhập viện vì các bệnh về hệ tiêu hóa gia tăng do thời tiết đang bước vào thời kỳ chuyển giao nóng lạnh khiến nấm mốc, vi khuẩn không ngừng phát triển. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn này thường rất mệt mỏi, khó chịu có thể kèm theo sốt, viêm họng, thủy đậu hoặc sốt phát ban.
II. Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi thời tiết chuyển mùa?
Theo các chuyên gia nhi khoa cho biết, thời điểm giao mùa Đông – Xuân này, trẻ rất dễ mắc những bệnh về rối loạn tiêu hóa. Bệnh thường xảy ra khi bé dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn bởi vì trong điều kiện nhiệt độ thất thường thức ăn sẽ dễ bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu và trẻ nhỏ vô tình ăn phải thức ăn này. Các biểu hiện thường gặp là trẻ đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, đi cầu phân sống, tiêu chảy, táo bón… Hơn nữa, thời tiết thay đổi nên thân nhiệt bé và nhiệt độ môi trường không ổn đinh, sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm tai mũi họng, có thể bị viêm phổi … khi đó trẻ phải sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Quá trình sử dụng kháng sinh dài ngày dẫn đến các vi khuẩn có lợi (có chức năng bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ) cũng bị tiêu diệt, gây loạn khuẩn đường ruột. Vì vậy, thời điểm này tỉ lệ trẻ bị rối loạn tiêu hóa gia tăng đột biến, gây tiêu chảy, táo bón, đầy trướng, ăn không tiêu, miễn dịch kém, mệt mỏi, dị ứng và làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể… lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng khó hồi phục.
III. Để bé không bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần làm gì?

Ảnh: Sưu tầm Internet
Cần phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của bé
1. Vệ sinh cho bé
Điều đầu tiên, để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa, các bậc phụ huynh cần chú ý đến khâu vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh từ đồ chơi đến môi trường sống của trẻ
2. Chú ý đến thức ăn của trẻ
Tránh các thực phẩm ôi thiu, cho bé ăn đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, sữa chua; chế độ ăn hợp lý và đúng giờ.
3. Xử lý nhanh khi bé có triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ có biểu hiện táo bón cần tăng cường chất xơ từ rau quả, uống nhiều nước, xoa bụng thường xuyên. Khi trẻ bị tiêu chảy cần hạn chế thức ăn có nhiều đường và chia làm các bữa nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa.
4. Hỗ trợ rối loạn tiêu hóa bằng men vi sinh
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, các bác sĩ khuyên nên bổ sung men vi sinh cho trẻ, đây là những vi khuẩn có ích giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá, ngăn chặn và ức chế vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger