Tăng nguy cơ mắc bệnh khi trẻ lười ăn rau

Tăng nguy cơ mắc bệnh khi trẻ lười ăn rau

20/10/2013 | 8:55 Sáng   Lượt xem: 1702

Nhiều cha mẹ chỉ quan tâm đến các loại thịt, trứng, sữa trong bữa ăn hàng ngày của con mà quên đi một loại thực phẩm rất quan trọng, đó là rau củ, quả. Điều này không chỉ làm bé thiếu chất mà còn gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe.

1. Táo bón

Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa. Chất xơ làm tăng thể tích thức ăn chứa trong ruột nhờ chúng có thể liên kết với một lượng nước lớn, nhờ đó, tăng độ xốp, mềm cho phân, tiêu hóa dễ dàng hơn.

Chúng còn kích thích nhu động ruột, giúp phân nhanh chóng bị loại bỏ khỏi cơ thể, nên trẻ có thể đi tiêu hàng ngày, tránh táo bón. Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tăng sức đề kháng và phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa.

Tăng nguy cơ mắc bệnh khi trẻ lười ăn rau

Ảnh: Sưu tầm Internet

Cơ thể phải tổng hợp chất xơ qua thức ăn. Chất xơ chứa nhiều nhất trong rau quả. Một chế độ ăn nghèo chất xơ sẽ khiến khả năng tiêu hóa kém đi, chất thải nằm lại lâu hơn trong ruột làm tăng khả năng bị tái hút nước, làm phân bị khô, cứng. Nhu động ruột co bóp kém nên phân chậm bị tống ra ngoài.

Thời gian phân càng nằm trong cơ thể lâu, chúng càng bị khô và tăng khả năng bị táo bón. Mặt khác, phân tích tụ trong ruột quá lâu cũng sản sinh chất độc hại, phá hủy môi trường có lợi cho sự phát triển của vi sinh vật có ích, khiến cho bệnh táo bón và nhiều bệnh khác nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, hãy cố gắng cung cấp rau củ đầy đủ cho bé để hệ tiêu hóa nói chung khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

2. Thiếu vitamin và khoáng chất

Vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng và khoáng chất, duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại vi chất có những công dụng riêng nhưng chúng đều giúp chuyển hóa tối đa chất dinh dưỡng thành năng lượng sống cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt, protein, lipid… thành năng lượng, vitamin nhóm B tạo ra một loại enzyme đồng hóa đường, kích thích ngon miệng. Một số trong đó tham gia tổng hợp huyết sắc tố.

Vitamin A cần thiết cho thị lực và phát triển xương, thúc đẩy sự chuyển hóa của tế bào… Như vậy, thiếu vitamin, các thức ăn vào cơ thể trẻ khó mà được tiêu hóa, chuyển hóa và hấp thu tối đa.

Đó là chưa kể, các loại vitamin và khoáng chất còn tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của cơ thể. Thiếu một trong các loại vitamin sẽ gây hại đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Hầu hết vitamin không tự tổng hợp được từ cơ thể mà phải cung cấp bên ngoài, nhất là trong rau, củ, quả. Chính vì vậy, để trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất cũng như phát triển thể chất toàn diện, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm này trong khẩu phần ăn của con.

3. Giảm khả năng miễn dịch

Rau quả, trái cây, chứa một lượng lớn vitamin và các thành phần giàu chất chống oxy hóa (chẳng hạn như vitamin C, beta-carotene). Vitamin C, A, E, B, beta carotene, axit folic, kẽm… tất cả chúng đều có khả  năng giúp các tế bào bạch cầu mạnh khỏe, chống nhiễm trùng, cũng như nâng cao hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa dồi dào trong các loại thực phẩm này cũng giúp nâng cao hệ miễn dịch, giúp bé chống lại các loại bệnh tật hiệu quả. Vì vậy, thiếu hụt các chất này đồng nghĩa với việc hàng rào miễn dịch bị đe dọa, không có sự hỗ trợ và bảo vệ khiến chúng dễ bị nhiễm trùng và tăng nguy cơ bị các loại bệnh nguy hiểm khác.

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chính1. Táo bón2. Thiếu vitamin và khoáng chất3. Giảm khả năng miễn dịch Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chính1. Táo bón2. Thiếu vitamin và khoáng chất3. Giảm khả năng miễn dịch Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chính1. Táo bón2. Thiếu vitamin và khoáng chất3. Giảm khả năng miễn dịch Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chính1. Táo bón2. Thiếu vitamin và khoáng chất3. Giảm khả năng miễn dịch Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn,...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top