Tăng sức đề kháng cho bé từ những nguyên tắc ăn dặm cơ bản - Bé khỏe mẹ vui

Tăng sức đề kháng cho bé từ những nguyên tắc ăn dặm cơ bản

15/04/2019 | 11:01 Sáng   Lượt xem: 1676

Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn do hệ tiêu hóa còn lạ lẫm với thức ăn mới cùng với sức đề kháng vẫn non nớt khi tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài. Một số triệu chứng điển hình trẻ thường gặp phải trong giai đoạn này là tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, viêm đường hô hấp trên,… Rất nhiều mẹ chủ quan với những triệu chứng này do chúng quá thân quen đến mức hầu hết trẻ nào cũng trải qua khi ăn dặm. Tuy nhiên, đây là chính là những tác nhân ban đầu ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh lâu dài của trẻ, khiến trẻ yếu ớt, chậm tăng cân, kém phát triển hơn về sau.

Có một số nguyên tắc cơ bản để trẻ tăng sức đề kháng, luôn khỏe mạnh mà chuyên gia khuyên mẹ khi bắt đầu cho con ăn dặm:

1. Lựa chọn thực phẩm sạch, chế biến hợp lý và an toàn

Lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn cùng cách chế biến hợp lý với mỗi trẻ là nguyên tắc ăn dặm đầu tiên để tăng đề kháng cho trẻ

Nguồn nước và thực phẩm sạch sẽ giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp đến đường ruột của trẻ:

  • Nguyên liệu chế biến thức ăn cho bé cần đảm bảo tươi, ngon, sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Mẹ có thể mua chúng ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm uy tín, chất lượng.
  • Ưu tiên các thực phẩm theo mùa để đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế chất bảo quản.
  • Sau khi mua về mẹ nên chế biến ngay, không để bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.
  • Nếu có thể mẹ nên chế biến đồ ăn cho trẻ theo từng bữa, không nên bảo quản đồ ăn đã chế biến trong tủ lạnh để cho lần sử dụng sau đó.
  • Lựa chọn cách chế biến hợp lý để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu được nguồn dinh dưỡng tối đa. Ví dụ: các nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin tan trong dầu như A, D, E, K nên được chế biến với dầu thực vật,..
2. Ăn dặm đúng cách

Ăn dặm đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch hiệu quả
  • Sau khi chế xong, mẹ nên cho bé ăn liền. Thời gian để thức ăn trong môi trường bên ngoài càng dài thì khả năng nhiễm khuẩn càng cao.
  • Hãy đảm bảo trẻ luôn có 1 thời gian biểu ăn uống nhất định như vậy sẽ hạn chế được tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
  • Một số lưu ý nhỏ cho những lần đầu cho trẻ ăn dặm như:
  • – Giữ tư thế trẻ cố định, đảm bảo đầu cổ được thẳng
    – Đưa thìa có thức ăn đến trước miệng bé và đợi bé há miệng. Cho bé thử từng ít một và không ép bé ăn
    – Nên để bé chạm vào đồ ăn. Đây là cách thể hiện sự tò mò và thích thú của trẻ
    – Chú ý tới các biểu cảm trên khuôn mặt trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu nhăn mặt, từ chối, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao
    – Môi trường cho ăn hạn chế nhiều yếu tố gây xao nhãng như điện thoại, tivi, đông người. Bé cần được tập trung.
3. Cho ăn theo lứa tuổi và thể trạng

Mỗi đứa trẻ là một cơ thể khác nhau. Mẹ không nên so sánh “con nhà mình” và “con nhà người ta” nhé!
  • Một số mẹ có thói quen là thường so sánh con mình với những đứa trẻ xung quanh về thể chất và sức ăn. Như vậy  sẽ tạo áp lực lên cả mẹ và bé, vô tình khiến quá trình nuôi bé trở nên căng thẳng và mệt mỏi hơn.
  • Mẹ nên nhớ rằng, cũng như người lớn, mỗi trẻ là mỗi cá thể, có thể trạng khác nhau. Cho bé ăn đúng thể trạng sẽ giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé.
  • Bé càng hoạt động nhiều, càng năng động thì nhu cầu năng lượng càng cao.
  • Độ tuổi cũng ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của bé. Khi trẻ càng lớn, mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng của trẻ được đầy đủ và đa dạng hơn.
  • Mẹ có thể tham khảo mốc nhu cầu dinh dưỡng theo tháng tuổi sau:
    – Trẻ dưới 6 tháng: 493 – 580 kcal/ ngày
    – Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: 789 – 858 kcal/ ngày
    – Trẻ 12 – 24 tháng tuổi: 1118 kcal/ ngày
    Mẹ lưu ý, một chén cháo nhỏ có thể cung cấp khoảng 200 kcal/ ngày, một chén cơm nát với khoảng 30 gram thịt/ cá và rau xanh có thể cung cấp khoảng 300 kcal/ ngày. Như vậy nếu bé 1 tuổi và nặng khoảng 9 kg, mẹ cần cung cấp khoảng 900 kcal/ ngày.
4. Đảm bảo đầy đủ vitamin và khoáng chất
  • Khoáng chất rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng. Chúng còn tham gia trực tiếp vào các hoạt động tạo xương, sụn, răng, máu,…
  • Các vitamin cần cho sự tạo máu, tăng cường đề kháng, chống lại bệnh tật, hỗ trợ phát triển và bảo vệ thị giác và trí lực.
  • Mẹ có thể ưu tiên bổ sung vitamin và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm tự nhiên như hoa quả, rau củ, thịt cá và các loại hạt.
5. Bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh
  • Lợi khuẩn có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột, bảo vệ đường ruột của trẻ luôn được an toàn và khỏe mạnh, chống lại các vi khuẩn có hại tấn công và gây bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm khi hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt.
  • Đồng thời, lợi khuẩn từ men vi sinh còn giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, hấp thụ tối đa dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon, chóng lớn.
  • Bổ sung lợi khuẩn trong những giai đoạn trẻ bị tiêu chảy, táo bón hay rối loạn tiêu hóa giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng xấu, sớm đưa đường ruột của trẻ về trạng thái cân bằng, khỏe mạnh ban đầu.
  • Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều sản phẩm men vi sinh khiến mẹ bối rối khi lựa chọn. Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc trung tâm khám tư vấn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên mẹ nên lựa chọn sản phẩm men từ kim chi Hàn Quốc như sản phẩm Men vi sinh Golden Lab – đã được chứng minh sự an toàn và hiệu quả tác dụng từ các cơ quan quản lý tại Hàn Quốc và Việt Nam.

Bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa cùng cơ thể khỏe mạnh
6. Bổ sung nguồn sữa non và immune alpha
  • Sữa non và immune alpha là những dưỡng chất đã được khoa học chứng minh có tác dụng vượt trội trong việc tăng sức đề kháng và bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả
  • Để bổ sung sữa non và immune alpha mẹ có thể bổ sung riêng lẻ hoặc lựa chọn sản phẩm kết hợp 2 thành phần như sản phẩm Pre-vipteen 2, vừa tiết kiệm vừa giúp đảm bảo hiệu quả tối đa tác dụng. Ngoài tác dụng tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật, sản phẩm Pre- Vipteen 2 còn hỗ trợ phát triển chiều cao tối đa nhờ bổ sung Calci, vitamin D và MK7 .

Để trở thành mẹ thông thái, nuôi con khỏe thật không dễ dàng phải không mẹ? Nhưng với tình yêu vô vàn dành cho con cùng với sự giúp đỡ từ các chuyên gia Bé khỏe – Mẹ vui, hi vọng rằng mọi việc sẽ đơn giản hơn với mẹ.

Nếu mẹ có những câu hỏi cần được tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe từ chuyên gia Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) mẹ đừng ngần ngại, hãy gọi ngay đến tổng đài 0896.509.509 hoặc gửi thư về hòm thư điện tử bslethihai@bekhoemevui.vn

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 tháng tuổi – Bé đã ăn được gì?

    Bé 6 tháng tuổi đã ăn được gì và chưa ăn được gì luôn là câu hỏi khiến các ông bố bà mẹ đau đầu vì ở 6 tháng tuổi có quá nhiều thứ bé không ăn được, cũng khó tiêu hóa được. Một số thứ trẻ không dung nạp được đôi khi còn gây...

    Tăng sức đề kháng cho bé từ những nguyên tắc ăn dặm cơ bản

    Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn do hệ tiêu hóa còn lạ lẫm với thức ăn mới cùng với sức đề kháng vẫn non nớt khi tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài. Một số triệu chứng điển hình trẻ thường gặp...

    Các nhóm thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ ăn dặm

      Đối với nhiều bà mẹ, việc cho trẻ ăn dặm đúng cách còn là nỗi băn khoăn trăn trở. Bởi ngoài những nguyên tắc cơ bản, việc tìm hiểu và bổ sung những nhóm thực phẩm cần thiết luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Giai đoạn tập cho bé...

    THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU

    Thực đơn ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn đầu Sữa mẹ luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên đến một giai đoạn nhất định, trẻ cần được làm quen cũng như bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm khác để phục vụ cho nhu cầu phát...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top