Thấu hiểu bé yêu qua ngôn ngữ cơ thể
14/06/2014 | 9:44 Sáng Lượt xem: 1692
Bé cuộn tròn trong vòng tay ấm áp của bạn, có khi bé dụi cơ thể mình vào gần bạn hơn rồi bé chợt long lanh đôi mắt, khi thì khóc thút thít. Đó là những ngôn ngữ cơ thể đáng yêu của bé sơ sinh mà bạn nên thấu hiểu.
Nhắm mắt ngủ ngoan
Không thể cưỡng nổi niềm hạnh phúc khi bạn được trông ngắm con ngủ. Hai mắt con nhắm tịt, nhịp thở đều, không có vận động mang tính tự phát, quan sát bên ngoài là bạn biết trẻ đang ngủ. Vì thế mà trong giai đoạn này bạn tuyệt đối không nên đánh thức trẻ.
Khi ngủ bé sẽ biểu hiện ngôn ngữ cơ thể bằng hai mắt nhắm chặt, thở gấp, không đều,chân tay ngẫu nhiên động hoặc mắt nhắm hờ hờ, cười hoặc nét mặt biểu lộ chút tình cảm. Bạn thường cho rằng chúng vẫn chưa ngủ say, nhưng giai đoạn này càng không dễ đánh thức trẻ.
Giấc ngủ của bé sơ sinh đóng vai trò quan trọng. Bạn nên giữ trật tự và ngăn những luồng âm thanh, tiếng động làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Để giấc ngủ của con được sâu hơn hãy dành tặng bé những cái vỗ về thật êm ái đồng thời nhớ giữ ấm cho con và đặt cạnh con một chiếc gối êm bạn nhé!

Ảnh: Sưu tầm Internet
Bé nói gì qua ngôn ngữ cơ thể
Bé mệt mỏi
Khi bạn thấy mắt con nửa nhắm, ánh mắt trùng xuống, trạng thái mơ hồ là lúc con muốn nói con buồn ngủ bạn nhé. Thông thường bé sẽ có phản ứng, dễ thay đổi trạng thái, và bạn có thể đánh thức trẻ lúc này.
Trạng thái cảnh giác tĩnh
Đôi mắt bé long lanh có thần, không có hoạt động mang tính tự phát, sức chú ý tăng cao, đây cũng là thời gian bạn có trể cho bé ăn và nói chuyện với bé.
Thời gian cảnh giác mang tính hoạt động
Bé mở mắt, có hoạt động tự phát, phần mặt và cơ thể hoạt động nhiều, dễ khóc to, tinh thần bất ổn, vì thế trước tiên làm yên lòng bé sau đó mới cho ăn.
Trẻ khóc thút thít
Khi trẻ lớn tiếng khóc to, tinh thần bất an. Lúc này không thích hợp để tiến hành bất cứ hoạt động gì, các bậc cha mẹ nên dỗ dành làm yên lòng trẻ.
Con muốn bú sữa
Khi trẻ đói, mặt chúng hướng về phía bạn, môi làm động tác chu lên, hai tay nắm chặt không buông. Khi thời gian bú sữa đến nhưng trẻ vẫn ngủ, cho thấy chúng không đói, không nên vội vàng làm phiền.
Con ăn no rồi
Lúc này tứ chi của bé mềm nhũn ra, thư thái hơn, bạn hay để bé nghỉ ngơi, đừng ép chúng ăn thêm. Con muốn được đùa và nói chuyện với mẹ. Lúc này bé cười nhẹ, đầu quay về phía bạn, mắt mở to, cơ thể cũng hoạt động theo. Bạn có thể đối diện với bé cùng nói cười và chỉ các đồ vật.
Con muốn nghỉ ngơi
Lúc này trẻ hơi buồn ngủ, không chú ý đến mẹ nữa, ngáp liên tục…Lúc này hãy đặt bé ở một nơi thích hợp để bé nghỉ ngơi, đừng làm phiền chúng.
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger