Cuộc sống hiện đại luôn vội vã khiến bố mẹ ít hoặc không có thời gian dành cho con cái. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ mắc phải một số bệnh về tâm lý đặc biệt là tự kỷ.
1. Tự kỷ là gì?
Chứng tự kỷ (còn gọi là tự bế, tự tỏa), là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về các khả năng phát triển của não bộ, tiến triển trong ba năm đầu đời của trẻ. Chứng tử kỷ có thể làm cho trẻ mất khả năng giao tiếp, nhất là về phương diện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho chính trẻ vì các hành động tự gây hại, và quậy phá của trẻ.
Hiện nay tình trạng trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng tăng tuy nhiên số lượng trẻ được đưa tới các trung tâm y tế để điều trị khá ít. Thực tế, nhiều điều tra y tế đã chỉ ra trung bình cứ 100.000 trẻ em thì có 1 trẻ mắc bệnh này. Bé trai thường có nguy cơ mắc cao hơn so với bé gái khoảng 2-3 lần.
Bệnh nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng phức tạp và rất khó điều trị.

Ảnh: Sưu tầm Internet
2. Nguyên nhân của tự kỷ
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ vẫn còn là câu hỏi lớn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có thể nói các nguyên nhân gây ra tự kỷ có thể do các yếu tố nội tại như di truyền, tổn thương thần kinh hoặc cũng có thể do các yếu tố nội tại như môi trường sống, mối quan hệ với bố mẹ, mọi người xung quanh…
Một số các nghiên cứu cũng chỉ ra, trẻ mắc chứng tự kỷ có thể do vấn đề về dinh dưỡng, sang trấn tâm lý kéo dài trong quá trình mang thai của mẹ, và sang chấn sản khoa cũng là một trong những nhân tố khiến bệnh hình thành và phát triển.
3. Dấu hiệu nhận biết chứng tự kỷ ở trẻ
Trẻ mắc chứng tự kỷ, thường ít biểu lộ cảm xúc. Trẻ thường ngoan và rất dễ tính, không sợ, khóc khi người lạ bế, ít có biểu hiện nét mặt, cử chỉ, trẻ không nói hoặc nói rất ít, thường lặp lại các từ hoặc câu,.…
Chứng tự kỷ thường khiến trẻ có một số các hành vi kỳ lạ như thích những đồ chơi đơn giản, không màu mè, âm thanh. Bé thường xuyên cắn móng tay, nhai cổ áo, xé nhỏ giấy báo, trẻ giật tay, quay người, lắc, quay đồ vật hay làm những động tác rập khuôn…
Trẻ mắc chứng tự kỷ thường rất sợ sự thay đổi hoặc thích cảm giác không an toàn do đó trẻ mắc bệnh này thường phản ứng rất mãnh liệt khi thay đổi trang phục, kiểu tóc, không thích người khác động chạm vào người hoặc phản ứng đặc biệt khiến các trẻ khác sợ hãi khi bị trẻ khác lấy đồ chơi, đồ ăn ..
Một đặc điểm cũng dễ nhận biết trẻ mắc chứng tự kỷ là khi trẻ giận dữ, hoặc không đồng ý điều gì ấy, trẻ thường hét lên, nghe rất chói tai, bứt tóc, đạp chân, đạp tay xuống đất hoặc đập đầu vào sàn nhà….
4. Các dạng tự kỷ
Tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc biểu hiện của tự kỷ mà có thể chia bệnh ra làm nhiều loại khác nhau như rối loạn tự kỷ sớm thường xuất hiện ngay từ khi trẻ mới chào đời.
Hội chứng Asperger với các biểu hiện như trẻ vụng về, sợ leo trèo, hầu hết các trẻ này còn vụng về cả trong chuyện đi đứng, hay vung vẩy hai tay và chúi đầu về phía trước, chạy một cách lúng túng, vươn dài hai cánh tay ra, rối loạn phát triển lan toả không đặc hiệu thường xảy ra không liên tục và có ít biểu hiện hơn.
Hội chứng Rett: rối loạn nhân cách tuổi nhỏ với các biểu hiện như cư xử không đúng cách, thường xuyên nổi nóng, đánh người khác…
5. Cha mẹ nên làm gì khi con mắc bệnh tự kỷ?
Tự kỷ là một vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau buồn vì những hành vi mà họ không thể hiểu nổi từ đứa con thân yêu.
Do đó một lời khuyên từ các chuyên gia y tế đối với những bậc cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ không nên để cho sự lo lắng đó làm suy sụp tinh thần, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mối quan hệ với con và từ đó có thể làm bệnh trở lên trầm trọng thêm.
Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của trẻ như quay video, ghi nhật ký hay ghi lại hình ảnh bằng của trẻ xem trẻ có xu hướng mắc chứng tự kỷ hay không. Những thông tin này có giá trị rất lớn đối với các chuyên gia trong việc đánh giá, chẩn đoán mức độ bệnh của trẻ.
Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường của tự kỷ cần kịp thời đưa trẻ đến những trung tâm chăm sóc trẻ em hoạt động chuyên nghiệp để có những chẩn đoán và định hướng trị liệu một cách hiệu quả nhất.
Để không phải ân hận sau này, dù công việc có bận rộn thế nào đi nữa, cha mẹ cũng hãy dành thêm một chút thời gian mỗi ngày để vui chơi, nói chuyện với con yêu nhé.