Đối với trẻ sơ sinh phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ thì việc bé lười bú chính là một trong những dấu hiệu bất thường mẹ cần lưu ý. Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân có thể do nhiều nguyên nhân. Muốn khắc phục tình trạng này, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để có thể hướng giải quyết hiệu quả.
Tìm nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân
Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Trẻ có vấn đề về sức khỏe: trẻ thường gặp các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Điều này có thể khiến trẻ có cảm giác không thoải mái, chán ăn và lười bú
- Ti mẹ có vấn đề: Trẻ ngại bú do đầu ti của mẹ to, cứng hoặc tụt sâu. Hoặc do bầu ngực có thoa kem dưỡng, tạo mùi khó chịu cũng là nguyên nhân khiến trẻ lười ti mẹ
- Sữa mẹ có vị lạ: Chế độ dinh dưỡng của mẹ hằng ngày thay đổi đột ngột. Mẹ bổ sung thức ăn nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua. Những mẹ ăn nhiều sữa, hành, bắp cải đều có thể làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi, thậm chí đau bụng.
- Tư thế bú không đúng: Lần đầu làm mẹ có thể mẹ chưa có kinh nghiệm cho con bú đúng cách. Hãy điều chỉnh vì tư thế bú không đúng, khiến trẻ lười bú và sữa mẹ không ra đều làm trẻ khó chịu.

Vì những tháng đầu đời trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ nên tình trạng trẻ lười bú sẽ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân, bên cạnh đó sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe khác.
Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân
Khi thấy trẻ có biểu hiện của tình trạng lười bú, mẹ cần chú ý trong việc khắc phục kịp thời nhằm hạn chế những biến chứng không mong muốn. Mẹ có thể khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân bằng các phương pháp sau:
- Tạo thói quen bú cho trẻ: Thử cho bé bú khi thật buồn ngủ sau đó chia các cữ bú rõ ràng về mặt thời gian, nên bắt đầu vào lúc trẻ đã hơi đói.
- Đổi tư thế cho bú để bé cảm thấy thoải mái hơn.
- Nếu không tự xác định được nguyên nhân trẻ ít bú nên đưa trẻ đi khám để xem bé có nhiễm khuẩn tai hoặc các bệnh khác hay không.
- Duy trì việc gần gũi và tiếp xúc trẻ thường xuyên khi không cho con bú bằng phương pháp da tiếp da nhiều.
- Vấn đề về sức khoẻ: Việc trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân còn có thể liên quan đến sức khoẻ của bé. Chẳng hạn vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày… Hoặc, bé bị một số rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc: Ăn và ngủ là hai yếu tố quan trọng giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Chuyện ăn chưa đảm bảo nên mẹ cần khắc phục từ việc ngủ. Mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này, hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với các thời điểm khác trong ngày.
- Bú đúng cữ ban đêm: Giấc ngủ của mẹ và bé vào ban đêm thường sâu hơn, mẹ có thể quên cho bé bú nhưng bỏ qua cữ bú cũng có thể làm giảm lượng sữa và cân nặng vì vậy, mẹ cần đánh thức bé dậy để bú.
- Cải thiện chất lượng sữa mẹ: Nguồn sữa mẹ dồi dào nhưng cần đủ “chất” để trẻ có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Hiện nay có rất nhiều bà mẹ vẫn còn thói quen kiêng khem qua mức sau khi sinh. Thói quen này hình thành từ những kinh nghiệm dân gian về những tác hại về sau nếu không tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì vậy thực đơn ăn uống khá “nghèo”, nhiều chất béo, thiếu chất xơ và không cung cấp đủ những vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cả hai mẹ con. Ngoài việc tăng cường protein, các bữa ăn cần phải đáp ứng đủ nhu cầu về chất sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và acid folic.
Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục, cách tốt nhất là sớm tìm ra điểm bắt đầu để điều chỉnh đúng cách. Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có những thông tin cần thiết về tình trạng trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân từ đó chủ động trong việc thăm khám và điều trị một cách kịp thời, hiệu quả.